Hiểu bệnh A-Z - Nhi khoa

23/02/2023 GMT+0700

Trẻ béo phì có nên dùng thuốc giảm cân?

DS Bùi Văn Uy

Not found!

Ở trẻ, béo phì xảy ra trong thời kỳ sinh trưởng phát dục. Phải hạn chế một phần việc hấp thu song phải đảm bảo đủ năng lượng cho nhu cầu phát triển tránh hạn chế năng lượng một cách cực đoan. Cụ thể: không áp dụng chế độ ăn khống chế năng lượng mà chỉ điều chỉnh một số thành phần thức ăn: Ăn ít thức ăn có nhiều chất béo không no như thịt mỡ, tăng thêm vừa phải thức ăn chứa albumin từ đậu, thịt nạc. Ăn ít thức ăn ngọt (bánh kẹo), song không kiêng tuyệt đối (vẫn có thể ăn ít, ăn loại có độ ngọt thấp), không cho trẻ ăn quá ít chất bột, đường (sẽ đói, không đủ năng lượng hoạt động thể lực, vui chơi, thiếu glucose cho hoạt động trí não, học tập sẽ khó khăn, sút kém).

Đối với trẻ béo nhẹ: Chỉ nên tăng giảm thành phần thức ăn theo hướng trên.

Đối với trẻ béo trung bình và nặng: Cần có sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng theo từng cá nhân. Khuyến cáo thành phần các thức ăn cho trẻ ở tuổi nhi đồng trung bình như sau: Chất đạm 75 – 78g (300 – 312 Kcalo), chất béo 54 – 56g (486 – 504 Kcalo), chất bột đường 200 – 220g (800 – 880 Kcalo). Tổng năng lượng 1.586 – 1.696 Kcalo, trong đó chất bột đường 50,4%, chất đạm 18,9%, chất béo 30,6%. Với mỗi trẻ, cần tùy vào thực trạng mà tính toán phù hợp.

Trẻ béo phì thường không thích hoặc ít vận động. Không được chuyển đột ngột từ trạng thái này sang trạng thái tập luyện nhiều, tiêu hao năng lượng lớn, mà phải bắt đầu từ tập nhẹ, tập ít sang tập mức trung bình, vừa phải. Tránh tập quá nặng, dùng đôi chân chống đỡ lực nặng toàn thân sẽ ảnh hưởng không lợi cho hệ xương. Theo đó, có thể cho trẻ dùng các môn vừa phải như đi bộ, chạy bộ, đi bơi, chèo thuyền, đạp xe với tốc độ, thời gian thích hợp. Nên cho trẻ tập phối hợp một số môn song cần tập cho trẻ tính kiên trì khi theo đuổi môn đã lựa chọn để có kết quả tổng hợp ổn định. Kết hợp luyện tập với các hoạt động bình thường của trẻ như quét nhà, dọn dẹp, rửa dụng cụ cá nhân, vui chơi… vì những hoạt động này góp phần giảm năng lượng đáng kể, tạo cho trẻ thói quen hoạt động, tránh sự trì trệ.

Phụ huynh cần hiểu rõ và làm cho trẻ hiểu rõ những việc cần làm, chuẩn bị cho trẻ tâm lý, vui vẻ thực hiện, không dùng cách cấm đoán, bắt buộc, tạo cho trẻ tâm lý khó chịu, phản kháng. Cần có sự phối hợp tránh gây trở ngại cho nhà trường.

Trước khi dùng chế độ ăn hay luyện tập cho trẻ, phụ huynh cần tham khảo ý kiến thầy thuốc. Nếu dùng chế độ ăn không đúng có thể gây nên sự rối loạn chuyển hóa hay thiếu chất (ví dụ không cho trẻ ăn chất béo sẽ thiếu vitamin A gây bệnh khô mắt). Nếu luyện tập không đúng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương, thần kinh thực vật, gây ra sự mất điều hòa của hệ thống này, kết quả sẽ không giảm được béo mà còn có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Về dùng thuốc

Chỉ dùng thuốc cho trẻ trên 12 tuổi, trong các trường hợp:

° Trẻ có trị số BMI lớn hơn 2 đơn vị so với trị số BMI chuẩn xác định bị béo phì (nói dễ hiểu là nếu trẻ mới chớm vào ngưỡng trị số chuẩn thì chưa dùng thuốc ngay).

° Trẻ bị một trong tình trạng hay triệu chứng sau: bị kháng insulin giảm dung nạp glucose, viêm gan nhiễm mỡ, cường androgen buồng trứng, tiền sử gia đình có bệnh đái tháo đường, nhồi máu cơ tim đột quỵ, sau 12 tháng dùng chế độ ăn uống, luyện tập không đáp ứng.

Chỉ dùng thuốc khi có chỉ định của thầy thuốc, không tự ý.

Thuốc duy nhất được FDA chấp nhận dùng cho trẻ em béo phì từ 12 tuổi trở lên là orlistat. Không được dùng bất cứ một loại thuốc nào khác dùng cho người lớn (như phentermin, phendimetrazin, benzphetamin, diethylpropin).

Orlistat gắn kết với enzym lipase trong dịch tiết dạ dày ruột, ngăn cản sự thủy phân chất béo thành acid tự do (loại hấp thu được), nên làm giảm hấp thu khoảng 30% lượng chất béo ăn vào, từ đó sẽ có hiệu quả trong việc kiểm soát cân nặng và ngăn ngừa các bệnh khác. Với người lớn: thuốc làm giảm cân, giảm huyết áp, giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol xấu (LDL-c), kiểm soát được insulin huyết, đường huyết ngăn ngừa nguy cơ tim mạch đái tháo đường. Với trẻ em: thuốc làm giảm được tốc độ tăng cân, tránh cho trẻ bị các “bệnh của người lớn”.

Orlistat có thể gây đầy hơi, không kiểm soát được đại tiện, sẽ giảm dần khi quen dùng, nhưng cũng có trẻ không chịu được. Gần đây nhất (tháng 5.2010), FDA yêu cầu nhà sản xuất phải ghi lên nhãn cảnh báo orlistat có thể gây tổn thương gan nặng. Cần chú ý đến tác dụng phụ mới được cảnh báo này.

Về theo dõi kết quả

Ở người lớn chiều cao không đổi, đánh giá kết quả bằng việc giảm cân. Ở tuổi thiếu nhi, mỗi năm trẻ tăng chiều cao 5 – 6cm, giả sử không bị béo phì thì cũng sẽ tăng thêm cân nặng. Không thể buộc trẻ phải giảm cân hay không tăng cân mà chỉ có thể giảm tốc độ tăng cân một cách thích hợp để dần dần có cơ thể cân đối (giữa cân nặng và chiều cao).

Chỉ khối cơ thể (BMI) tính bằng cân nặng P (kg) chia cho bình phương chiều cao h (mét).

BMI có giảm là được. Người lớn tuy có giảm trị số cân nặng nhiều nhưng lại giảm BMI không nhanh như ở trẻ em. Cách tính BMI không khó, các bà mẹ nên tính BMI để đánh giá kết quả, không nên chỉ dựa vào cân nặng.

 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Đau tăng  trưởng ở trẻ em)

08/11/2023 00:56:00 GMT+0700

Chưa rõ nguyên nhân của đau do tăng trưởng. Chúng thường xảy ra trong hai giai đoạn trong thời thơ ấu: ở trẻ từ 3 – 5 tuổi và sau đó ở trẻ từ 8 – 12 tuổi. Khoảng 25 – 40% trẻ em trải nghiệm với các tần suất, mức độ đau khác nhau. 

sile

Khô mắt ở trẻ em

24/10/2023 13:00:00 GMT+0700

Mặc dù khô mắt thường xảy ra ở người lớn, nhưng vẫn có thể xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên. Khô mắt ở trẻ em là một bệnh bị bỏ quên và chưa được hiểu đầy đủ. Do trước đây còn thiếu dữ liệu dịch tễ học nên khô mắt ở trẻ em được xem là một bệnh hiếm gặp và chỉ thường gặp trong các rối loạn bẩm sinh hoặc các bệnh tự miễn và viêm nhiễm.

sile

Thường nhìn màn hình khi còn nhỏ có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành

30/08/2023 07:06:00 GMT+0700

Một nghiên cứu được thực hiện trong hơn 50 năm và được công bố trên tạp chí trực tuyến Nhi khoa mới đây cho biết: Những người nhìn màn hình nhiều khi còn nhỏ thường gặp các vấn đề về sức khỏe khi trưởng thành, chẳng hạn như huyết áp cao và béo phì. Nguồn: DS Huỳnh Văn Nhiệm (theo WebMD)

sile

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Nhóm bàn chân ngoài)

30/08/2023 06:44:00 GMT+0700

Nhóm chân xoay ngoài hoặc còn gọi là “chân vịt” ít phổ biến hơn so với ở ngón chân vẹo trong ở trẻ em. Khi trẻ bắt đầu đi lại, biểu hiện bàn chân xoay ngoài ngày càng rõ rệt.

sile

Các biểu hiện bàn chân phổ biến ở trẻ nhỏ

20/08/2023 14:18:00 GMT+0700

Ngón chân hướng vào trong hay còn gọi là “Ngón chân chim bồ câu” là một tật phổ biến khi trẻ lớn lên. Dạng ngón chân này thường là mối quan tâm của cha mẹ khiến họ phải đưa trẻ đi khám, nhưng biểu hiện này hiếm khi cần điều trị.

sile

Ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng 

16/05/2023 03:30:00 GMT+0700

Các bà mẹ đưa con đến khám dinh dưỡng thường than về vấn đề trẻ con biếng ăn. Nhưng bên cạnh nguyên nhân phổ biến này, cũng có một số thắc mắc có vẻ ngược đời khi “con ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng”. Tìm hiểu chuyện gì thật sự đã xảy ra và tư vấn cách xử trí là cả một vấn đề của chuyên gia dinh dưỡng.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}