Dùng thuốc đúng - Tân dược

23/10/2023 GMT+0700

Sử dụng thuốc kháng sinh trong viêm bàng quang

ThS. Lê Quốc Thịnh

Bàng quang là một trong những cơ quan quan trọng của hệ bài tiết, có nhiệm vụ chứa nước tiểu do thận tiết ra trước khi thoát ra ngoài cơ thể theo đường niệu đạo. Ở trạng thái rỗng, bàng quang nằm hoàn toàn trong phần trước vùng chậu, phía sau là trực tràng và cơ quan sinh dục. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ căng lên thành hình cầu, vượt lên trên khớp mu và nằm trong ổ bụng.

Viêm bàng quang là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn vào trong bàng quang gây ra. Bệnh viêm bàng quang là một bệnh rất phổ biến, chiếm khoảng trên 50% số ca nhiễm trùng đường tiết niệu. Đa số bệnh nhân bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu là do vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào qua niệu đạo, nhất là ở phụ nữ vì đường tiết niệu ngắn hơn nam giới, vi khuẩn có thể dễ dàng đi từ bên ngoài vào niệu đạo nếu vệ sinh không đúng cách. Bình thường hệ tiết niệu có cấu trúc ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, hơn nữa nước tiểu cũng có đặc tính kháng khuẩn, ức chế sự sinh sản của vi khuẩn. Nhưng khi cơ thể suy yếu, giảm sức đề kháng, hoặc niệu đạo bị tổn thương thì vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây bệnh. Cũng có một số trường hợp viêm bàng quang là do dùng thuốc, do đặt ống xông để thông tiểu, do xạ trị hoặc biến chứng do một số bệnh khác gây ra…

Vi khuẩn gây viêm bàng quang thường gặp nhất là Escherichia coli (E. coli), là một vi khuẩn gram âm thường sống trong ruột của người và động vật. Hầu hết các loại vi khuẩn E. coli được biết đến với tác hại là nguyên nhân gây ra tiêu chảy tạm thời và thoáng qua, hay một số những nhiễm trùng nặng đường ruột dẫn đến bệnh cảnh nặng hơn với tiêu chảy, đau bụng và sốt. Nhiễm khuẩn đường tiểu do vi khuẩn E. coli, đi từ bộ phận cuối cùng của đường tiêu hóa là hậu môn sang lỗ tiểu ngoài, đi ngược dòng vào đường niệu. Hoặc là vi khuẩn E. coli gây nhiễm khuẩn huyết và vi khuẩn từ máu bệnh nhân đi khắp cơ thể, đến đường niệu và gây nhiễm khuẩn đường tiểu.

Ngoài ra còn có các vi khuẩn khác như Chlamydia, Mycoplasma, Proteus, Klebsiella pneumoniae, Enterococcus faecalis, tụ cầu vàng hoặc trực khuẩn mủ xanh… cũng hay gặp khi bị viêm bàng quang. Do việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách và lạm dụng thuốc kháng sinh nên hiện nay tình trạng kháng thuốc ở các chủng vi khuẩn gram âm nói chung khá trầm trọng. Chính vì vậy mà điều trị viêm bàng quang đang ngày càng phải sử dụng các nhóm thuốc kháng sinh mới, đắt tiền và tuân thủ các phác đồ điều trị vi khuẩn gram âm kháng thuốc mạnh nhất hiện nay.

Một số lựa chọn thuốc kháng sinh sau khi chẩn đoán viêm bàng quang cần phải sử dụng thuốc ngay là các loại kháng sinh có hấp thu vào cơ thể giữ nồng độ cao trong nước tiểu phù hợp để điều trị như:

● Trimethoprim-sulfamethoxazol hàm lượng 80/400mg

● Cephalexin hàm lượng 500mg

● Nitrofurantoin hàm lượng 100mg

● Amoxicilin-clavulanat hàm lượng 500/125mg

● Fluoroquinolon: đây không phải là lựa chọn đầu tay, chỉ dùng khi các kháng sinh khác đã thất bại hay để điều trị viêm bàng quang cấp tái phát. Thuốc thường được chọn là norfloxacin 400mg.

Chọn thuốc nào, liều lượng ra sao là do bác sĩ quyết định dựa vào tình trạng của bệnh nhân.

Đối với các tình trạng viêm bàng quang nặng hơn phải dùng thuốc tiêm truyền cần đưa ngay vào cơ sở y tế để điều trị có giám sát chặt chẽ và chọn thuốc theo kháng sinh đồ nếu có điều kiện phân lập được vi khuẩn gây bệnh. Hiện nay vẫn sử dụng các thuốc kháng sinh để điều trị viêm bàng quang không biến chứng như amikacin, tobramycin, cefepim, ciprofloxacin, gentamicin, imipenem-cilastatin, meropenem hoặc trimethoprim-sulfamethoxazol. Đây là các kháng sinh thông dụng, sẵn có và thường được sử dụng ngay sau khi có chẩn đoán viêm bàng quang và kết quả kháng sinh đồ.

– Viêm bàng quang nhiễm khuẩn do Enterobacterales sinh b-lactamase phổ mở rộng (ESBL-E) lựa chọn điều trị ưu tiên là nitrofuratoin và trimethoprim-sulfamethoxazol.

– Kháng sinh ưu tiên cho điều trị viêm bàng quang không biến chứng do DTR-P. aeruginosa là ceftolozan-tazobactam, ceftazidim-avibactam, imipenem-cilastatin-relebactam, và cefiderocol…

– Colistin có thể được xem là một lựa chọn thay thế cho viêm bàng quang không biến chứng do CRE (Enterobacterales kháng carbapenem).

Hiện nay, tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn luôn thay đổi gây nhiều thách thức trong điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn kháng thuốc. Các thuốc kháng sinh mới đang được đưa vào sử dụng trên lâm sàng để điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn kháng thuốc cần được đánh giá thêm về hiệu quả cũng như xu hướng kháng thuốc của vi khuẩn để đưa ra quyết định lựa chọn thuốc phù hợp. Với những vi khuẩn đa kháng, cần phối hợp ít nhất 2 kháng sinh ngay từ đầu dựa trên triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân. 

Các biện pháp phòng ngừa viêm bàng quang được khuyến khích thực hiện ngay trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm: uống nhiều nước, sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, giữ thói quen đi tiểu khoảng 3 giờ một lần; Hạn chế sử dụng thuốc diệt tinh trùng và đặt vòng tránh thai. Bên cạnh đó, nhằm phòng ngừa bệnh cũng như tránh tình trạng tái phát bệnh, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, cẩn trọng với những hoạt động tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao như quan hệ tình dục bừa bãi, lạm dụng dung dịch vệ sinh, chất thụt rửa âm đạo…

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Resmetirom thuốc đầu tiên trị viêm gan nhiễm mỡ do chuyển hóa

6 ngày trước

Gia tăng nhiều tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, nhưng giờ đây bệnh viêm gan nhiễm mỡ do rối loạn chuyển hóa (MASH: Metabolic dysfunction-associated steatohepatitis) đã có thuốc điều trị.

sile

Đau đầu do dùng thuốc giảm đau

04/07/2025 00:00:00 GMT+0700

Điều tréo ngoe này được y học biết đến từ lâu với tên gọi “Nhức đầu do lạm dụng thuốc”. Nhưng không chỉ thuốc giảm đau, một số thuốc khác cũng gây ra tình trạng này.

sile

Lợi ích bổ sung collagen có thật hay trò quảng cáo?

01/07/2025 00:00:00 GMT+0700

Được xem là giải pháp tuyệt vời giải quyết được nhiều vấn đề sức khỏe làm đẹp da, ngừa loãng xương, đau nhức khớp như hỗ trợ xây dựng cơ bắp, nhưng đến nay bằng chứng về bổ sung collagen vẫn rất mơ hồ.

sile

Thuốc ngừa HIV đầu tiên trên thế giới

19/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngày 18/6, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê duyệt lenacapavir, thuốc ngừa HIV đầu tiên trên thế giới.

sile

Không nên tự ý sử dụng testosterone

26/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Trong y học testosterone được sử dụng trong nhiều mục tiêu khác nhau như điều trị suy sinh dục, hỗ trợ chuyển giới, cải thiện sinh lý, chuyển hóa. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng chỉ định testosterone lại có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

sile

Nivolumab được phê duyệt tiêm dưới da

08/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Tháng qua Cơ quan Quản lý dược phẩm và sản phẩm y tế Anh (MHRA) đã phê duyệt hình thức tiêm dưới da đối với nivolumab, loại thuốc điều trị 15 bệnh ung thư khác nhau và điều này tạo ra sự quan tâm của nhiều người.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}