Y học cổ truyền

20/11/2024 GMT+0700

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

Lương Y Nguyễn Đức Nghĩa

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

Núi Chứa Chan (Đồng Nai) nơi có khá nhiều cây Lệ dương trong thiên nhiên. Ảnh: BTT

Lệ dương, còn gọi là cây Tai đất, Dã cô; tên khoa học: Aeginetia indica Roxb., thuộc họ Lệ Dương (Orobanchaceae). Đây là cây thân thảo thường ký sinh trên rễ những cây họ Lúa, họ Gừng, không phân nhánh; thân ngắn nhẵn cao khoảng 3-6 cm.

Mặc dù là cây nhưng Lệ dương không có lá, thay vào đó lá bị tiêu giảm thành các vảy hẹp mọc so le ở gốc thân và cũng không có diệp lục, nên không có khả năng quang hợp, khi phát hoa thì thân cao 11-40 cm. Tràng hoa hợp thành hình ống cong loe ra 5 cánh mỏng dài 2-4 cm màu tím. Bên trong có 4 nhị, 2 nhị dài, 2 nhị ngắn đính ở chỗ thắt của ống tràng. Quả nang 2 mảnh, nằm trong đài, trong quả nang có nhiều hạt màu trắng vàng. Mùa hoa tháng 8-9, mùa quả tháng 10-11.

Lệ dương ưa ẩm, ưa sáng, sống ở môi trường nhiệt độ dao động 14 – 180C, chỉ phát hiện được trong thời kỳ có hoa. Sau thời kỳ ra hoa quả, toàn bộ phần trên mặt đất tàn lụi chỉ còn lại phần dưới đất như rễ cây lẫn với rễ của các loại cây cỏ khác.

Tại Việt Nam, Lệ dương là loài cây hiếm nằm trong sách đỏ, được phân vào nhóm sắp nguy cấp (VU: Vulnerable), nghĩa là đứng trước nguy cơ lớn sẽ bị tuyệt chủng ngoài thiên nhiên trong tương lai gần. Điều này dựa trên sự giảm sút về diện tích phân bố, số vùng phân bố của cây Lệ dương đang bị thu hẹp do vô tình bị tàn phá trong quá trình mở rộng canh tác và giao thông.

Công dụng của Lệ dương

Lệ dương là cây thuốc quý, cần được bảo tồn và nghiên cứu

Tài liệu Việt Nam ghi nhận cây Lệ dương có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, lương huyết, thư cân. Theo kinh nghiệm dân gian và tài liệu thực vật, Lệ dương có thể dùng điều trị các bệnh lý như suy nhược thần kinh, viêm xương tủy, đái tháo đường, bổ dương, trị liệt dương… hoặc dùng điều trị các vết thương ngoài. Người dân hay dùng toàn cây nhai hoặc giã dập hơ nóng sau đó lấy đắp ngoài chữa vết thương, chữa mụn nhọt, cho đến các bệnh lý bên trong như viêm hầu họng, hen suyễn, viêm xương tủy.

Là cây thuốc Nam có nhiều giá trị tiềm năng trong điều trị bệnh, nhưng Lệ dương lại chưa được chú trọng. Đó cũng là một trong những lý do khiến cây thuốc lâm vào cảnh bị đe dọa tuyệt chủng, không phải vì khai thác quá mức mà vì thiếu sự quan tâm cần thiết. Vì thế cần xem xét nghiên cứu, phát triển để khoanh lại vùng phân bố, bổ sung vào bản đồ thực vật làm thuốc, đặt vấn đề về trữ lượng. Ngoài ra cũng cần tập trung nghiên cứu dược tính, dược lý Lệ dương một cách khoa học, tiến tới khả năng khai thác và bảo tồn loài cây quý hiếm này

Theo TSK số 688
Ngày đăng: 20/11/2024

[Banner Mid] Hồng Phát


Chủ đề: #Cây thuốc Lệ Dương

Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

20/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

22/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Cây Tía tô

07/01/2024 05:57:00 GMT+0700

Tía tô còn gọi Tử tô, Hom tô (tiếng Thái), Phằn cưa (tiếng Tày), Cân phân (tiếng Dao), Perilla, Melissa (tiếng Anh), Shiso (tiếng Nhật), Zisu (tiếng Trung Quốc), Khao poon (tiếng Lào), Deulkkae (tiếng Hàn quốc); tên khoa học Perilla frutescens (L.) Britton, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.

sile

Gừng vàng

23/12/2023 13:01:00 GMT+0700

Gừng là cây thảo sống lâu năm cao 40 – 80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le thành 2 dãy, lá hình mác thuôn đầu nhọn, thắt lại ở gốc, dài 15 – 20cm, rộng 2cm, không cuống. Cụm hoa dài 5cm mọc từ gốc trên một cán dài 20cm do nhiều vảy lợp hình thành, vảy dưới ngắn càng lên trên càng dài rộng hơn; lá bắc hình trái soan, màu lục nhạt, mép viền vàng,...

sile

Rau má

11/11/2023 13:54:00 GMT+0700

Rau má còn có tên Liên tiền thảo, Tích tuyết thảo. Tên nước ngoài: Centelle, Bévilacque (Pháp), Indian pennywort (Anh). Tên khoa học Centella asiatica (L.) Urban, họ Hoa tán (Apiaceae). Cần phân biệt với một số cây khác trùng tên như (cùng họ) Rau má rừng, Rau má mơ còn gọi là Rau má họ hoặc Rau má ngọ; (khác họ) Rau má lá rau muống (họ Cúc), Rau má núi (họ Cà phê), Rau má nước (họ Lá giấp), Rau má lông (họ Bạc hà).

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}