Y học cổ truyền

10/04/2025 GMT+0700

Lại phải cảnh báo về sự an toàn của thuốc thảo dược

DS. Nguyễn Huỳnh Thảo Vy và TS.DS Võ Thị Hà

Đầu năm nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiến hành ghép gan cấp cứu cho một nam bệnh nhân bị suy gan có nguy cơ tử vong sau khi dùng thuốc Nam.

Cần tìm hiểu kĩ các loại thuốc thảo dược để tránh gây hại cho sức khỏe. Ảnh: LovePik

Bệnh nhân này trước đó đã mắc bệnh gan. Chỉ sau 1 tháng sử dụng thuốc nam để tăng cường sinh lý thì anh xuất hiện các triệu chứng vàng da, vàng mắt, mệt mỏi nên đi khám. Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán anh bị suy gan cấp do ngộ độc thuốc. Do tiến triển bệnh nhân ngày càng xấu, các bác sĩ quyết định phải phẫu thuật ghép gan cấp cứu, may mắn ca ghép diễn ra thành công. Theo các chuyên gia Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời gian qua nơi đây đã tiếp nhận khá nhiều trường hợp sửndụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc và phải phẫu thuật ghép gan như trên
 

Vì sao thuốc thảo dược lại gây hại? 

Thuốc thảo dược hiện đã và đang được sử dụng rộng rãi nhiều nước trên thế giới. Dù có thành phần “tự nhiên” và được cho là “an toàn”, thực tế thuốc thảo dược vẫn có thể gây nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Năm 2019, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo có khoảng 10% người dùng thuốc thảo dược trên toàn cầu có nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ nghiêm trọng gồm dị ứng, tổn thương gan và tương tác thuốc không mong muốn.

Tại Việt Nam, thuốc cổ truyền làm từ thảo dược bao gồm hai loại là thuốc Nam và thuốc Bắc. Thuốc Nam có nguồn gốc từ y học cổ truyền bản địa, dựa trên những kiến thức thảo dược dân gian mà thế hệ trước lưu truyền Thuốc Bắc được bắt nguồn từ y học cổ truyền Trung Quốc, được các thầy thuốc Trung Quốc phổ biến ở Việt Nam. Sự giao thoa giữa y học cổ truyền của Việt Nam và Trung Quốc đã cho ra kết quả những bài thuốc là sự kết hợp thảo dược của cả hai nước.

Tuy nhiên, việc sử dụng thảo dược mà không tham khảo ý kiến nhà chuyên môn hoặc tự ý kết hợp với các loại thuốc khác, sẽ tiềm ẩn những nguy cơ ngộ độc hoặc tác dụng phụ không lường trước.

Đầu năm 2024 Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị cấp cứu một bệnh nhi bị nguy kịch do cha mẹ cho trẻ dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc để chữa động kinh. Xét nghiệm phát hiện bệnh nhi bị ngộ độc chì rất nặng. Hay cây Lô hội vốn được người dân sử dụng rộng rãi để tự điều trị các vết thương nhỏ hoặc bỏng, nhưng việc đặt lá hoặc nhựa lô hội trực tiếp lên vết thương có thể dẫn đến độc tính hoặc biến chứng, bao gồm cả dị ứng.

Bên cạnh đó, nhiều loại thảo dược hay thuốc y học cổ truyền chứa hoạt chất có hoạt tính corticosteroid, khi dùng với liều lượng không kiểm soát có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ như giữ nước (gây phù), tăng huyết áp và hạ kali máu. Có thể kể đến một số loại như rễ cam thảo (chứa axit glycyrrhetinic), nhân sâm (chủ yếu chứa panaxynol và ginsenosides) và đông trùng hạ thảo. Dù được xác định là có hoạt tính corticosteroid, tuy nhiên rất khó để suy ra liều an toàn của những thảo dược này do hàm lượng rất khác nhau giữa các cây thuốc khác nhau, cũng như được thu hoạch từ các nguồn khác nhau.

Ngoài ra, sự tương tác giữa các thảo dược với thuốc tây y thông thường có thể gây ra các tác dụng bất lợi. Các biểu hiện lâm sàng của tương tác thuốc tây y với thảo dược rất khác nhau, phụ thuộc vào loại thảo dược và các thuốc liên quan. Ví dụ tác dụng của corticoid đường uống tăng lên khi dùng kèm cam thảo, nguy cơ chảy máu của thuốc kháng đông warfarin tăng lên khi dùng chung với tỏi, đương quy hoặc đan sâm.
 

Theo TSK số 693

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Thận trọng khi dùng thuốc thảo dược

2 ngày trước

Mặc dù thuốc thảo dược thường được coi là an toàn hơn so với thuốc tây y nhưng việc sử dụng không đúng cách hoặc thiếu hiểu biết có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

sile

Lại phải cảnh báo về sự an toàn của thuốc thảo dược

4 ngày trước

Đầu năm nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiến hành ghép gan cấp cứu cho một nam bệnh nhân bị suy gan có nguy cơ tử vong sau khi dùng thuốc Nam.

sile

Thanh lọc cơ thể với 3 vị thuốc y học cổ truyền phổ biến

04/04/2025 00:00:00 GMT+0700

Cuộc sống hiện đại dẫn đến sự thay đổi của nhiều thói quen sinh hoạt con người, trong đó không ít thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và điều này đặt ra nhu cầu thanh lọc cơ thể.

sile

Những điều cần biết về đông trùng hạ thảo

11/03/2025 00:00:00 GMT+0700

Chúng ta thường nghe tên “Đông trùng hạ thảo”, một trong những vị thuốc quý của Đông y, nhưng chắc ít người biết rõ nguồn gốc và đặc điểm của vị thuốc này.

sile

Phóng sự ảnh: "Vào rừng tìm thuốc quý"

23/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Nằm trên cao nguyên M’Nông với độ cao trung bình từ 600- 700 mét so với mặt nước biển, Đắk Nông có địa hình và khí hậu rất đa dạng, phong phú. Với điều kiện thiên nhiên ưu đãi này, Đắk Nông đã sở hữu tài nguyên rừng phong phú với thảm thực vật đa dạng được ví như “mỏ vàng dược liệu”.

sile

Kỷ Tử "báu vật" giúp trẻ lâu sống thọ

21/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngoài mong muốn sống hạnh phúc, không lo lắng cuộc sống vật chất, con người thời nào cũng mong sống trẻ khỏe, trường thọ. Kỷ tử là một trong những giải pháp giúp họ thực hiện được ước mơ sau này.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}