Những việc cần làm để phòng chống cảm lạnh

BS Huỳnh Liên Đoàn

Chính khí, tức khí dương (hay còn gọi là khí thái dương), là năng lực tự vệ của cơ thể con người chống lại sự tấn công của những biến chuyển khí hậu, thời tiết bên ngoài (gió, mưa, lạnh, nóng, khô...). Khí dương này ở trên bề mặt da vào ban ngày và lui vào trong tạng phủ vào ban đêm. Do đó, người ta dễ nhiễm lạnh nếu nằm ngủ suốt đêm trước quạt máy, nơi có gió lùa hoặc trong môi trường quá lạnh.

Khí dương (hay khí thái dương) trong cơ thể do 2 kinh mạch thống lĩnh là kinh Túc thái dương bàng quang và Thủ thái dương tiểu trường. Sự phân bố của 2 kinh này chi phối toàn bộ phần sau cơ thể, được xem như hàng rào ngoài cùng để bảo vệ cơ thể. Khi khí lạnh phá vỡ được hàng rào này và xâm nhập vào cơ thể, các triệu chứng đầu tiên thường là ớn lạnh dọc xương sống, đau nhức cổ gáy, nhức đầu vùng đỉnh và sau gáy, đau ngang thắt lưng, lạnh 2 bàn chân.

Để có thể phòng chống bệnh cảm lạnh, chúng ta đề phòng bằng các biện pháp dưới đây.

Súc miệng, rửa mũi và nhỏ mũi bằng nước tỏi hoặc nước muối sinh lý 0,9%

Khi thấy những người quanh mình có những triệu chứng ban đầu của bệnh như hắt hơi, nhảy mũi và bản thân thấy nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, hắt hơi, nên:

– Súc miệng bằng nước sạch.

– Rửa mũi bằng nước muối sinh lý 0,9%.

– Nhỏ vào mũi mỗi bên 2 – 3 giọt nước tỏi (trẻ em dưới 12 tuổi hoặc những người bị kích ứng với tỏi thì nhỏ bằng nước muối sinh lý 0,9%).

Làm như vậy mỗi ngày vài lần. Trường hợp mắc phải bệnh cúm như nhức đầu, sổ mũi, đau lưng, ớn lạnh,... thì tiến hành các việc tiếp theo.

Đánh gió (cạo gió)

Mục đích là đem khí nóng vào cơ thể ngay trên kinh thái dương để cho thấm qua da.

Bắt đầu bôi dầu và dùng tay chà xát dọc 2 bên cột sống, cổ, vai rồi dùng cạnh của đồng xu hoặc muỗng đánh vào vùng đó theo chiều hướng lên hay xuống cũng được. Gọi là “đánh” nhưng thật ra là cạo nhẹ nhiều lần cho mặt da nóng lên.

Đánh gió đến lúc nào thì ngưng?

Thường đánh cho đến khi cơ thể mất cảm giác ớn lạnh, đau nhức cổ gáy. Đa số người dân hiện nay thích đánh gió cho đến khi lưng bầm tím vì cho như thế là “có gió”, bầm tím càng nhiều càng hiệu quả vì “gió” bị trục ra ngoài càng nhiều. Đây là quan niệm sai lầm vì khi bị nhiễm lạnh, cơ thể chúng ta sẽ đáp lại bằng một loạt các chuỗi phản ứng làm những mastocyte (dưỡng bào) bị vỡ, phóng thích ra một số chất hóa học, trong đó có chất histamin. Chất này gây ra một số triệu chứng của sự dị ứng và làm tăng tính thấm của các mao mạch dưới da. Do đó, khi đánh gió ta đã vô tình làm vỡ các mao mạch này, gây chảy máu. Vết bầm “có gió” chính là sự xuất huyết dưới da.

Nếu dùng củ Gừng tươi, ta nên chọn củ to, rửa sạch cho vào cối giã nhuyễn (cả vỏ), vắt nước cốt lên vùng cần đánh gió rồi dùng bã chà xát cho đến khi người nóng lên. Dùng khăn khô lau sạch bã Gừng. Vùng cơ thể được chà xát sẽ nóng ấm lên rất dễ chịu mà sau đó vùng da tại chỗ lại không bị lạnh như một vài loại dầu nóng khác.

– Khi nào không nên đánh gió?

Vì mục đích đem sức nóng vào cơ thể nên phương pháp này không thể dùng trong trường hợp cảm nắng, trúng nắng. Nếu làm có thể gây nguy hiểm.

Xông hơi

Bó lá “xông” có bán ở tất cả các chợ, gồm lá Sả, lá Bưởi, lá Ngũ trảo, Kinh giới, Ngải cứu,... đa số những loại lá này đều có chứa các tinh dầu cay, nóng.

Rửa sạch các loại lá, bỏ vào nồi đậy kín, đun cho nước sôi khoảng 5 – 10 phút, nhắc xuống để trước mặt người bệnh đang ngồi, trên có trùm một cái mền để giữ hơi. Trong lúc xông, người bệnh nên thở chậm và sâu vì tác dụng chủ yếu khi xông là qua đường hô hấp... Mồ hôi sẽ ra từ từ, bắt đầu từ trán, cổ, gáy, sau đó đến lưng, ngực, bụng. Nên ngừng xông khi thấy trong mình đã nhẹ bớt, hết cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Dùng khăn khô lau mồ hôi, thay quần áo khô rồi nằm nghỉ.

Lưu ý: chỉ nên cho mồ hôi ra từ từ, rươm rướm trên da. Do đó, khi xông nên mở nắp nồi từ từ. Không lạm dụng xông nhiều lần vì sẽ làm mồ hôi thoát ra nhiều, khiến cơ thể mất một lượng nước lớn trong thời gian ngắn mà không bù lại kịp. Khi nấu nước xông, không nên để sôi quá 15 phút vì sẽ làm các chất tinh dầu (thành phần tác dụng chính trong một nồi xông) bay hơi hết.

Trường hợp nào không nên xông?

+ Khi bị cảm sốt và ra mồ hôi nhiều.

+ Khi cơ thể quá yếu, theo y học cổ truyền, khi cơ thể quá suy nhược là tình trạng dương khí yếu. Nếu bị cảm mà xông ra nhiều mồ hôi sẽ càng làm thoát khí dương ra ngoài, khiến cơ thể suy kiệt hơn.

Ăn cháo giải cảm

Thành phần gồm gạo, lòng đỏ trứng gà, Hành lá, lá Tía tô, Gừng,… Cháo nấu xong, còn đang sôi, múc vào tô đã có sẵn lá Tía tô thái nhỏ và Gừng tươi, lòng đỏ trứng, đậy nắp lại sau 5 phút; dùng muỗng đánh đều các thứ trong tô.

Ăn nóng, ăn hết cháo, trùm mền khoảng 10 phút, mở mền ra dùng khăn lau thật hết mồ hôi, sau đó uống 200ml nước Orezol (1 gói pha 1 lít nước).

Tác dụng: giải cảm, tăng cường dinh dưỡng bù nước và điện giải.

Năm 1978, nhà nghiên cứu Marvin Sackner đã lưu ý đến món thuốc dân gian này và chứng minh rằng: Hơi nước bốc lên từ tô cháo có tác dụng làm giảm sung huyết vùng mũi tốt hơn là hơi nước bốc lên từ một ly nước sôi. Đó là nhờ tác dụng của các loại rau kể trên. Trong đó có chứa tinh dầu. Do đó, nên ăn khi cháo còn nóng và trong lúc ăn nên “tranh thủ” hít hơi nóng bốc lên từ tô cháo càng nhiều càng tốt, bởi vì lúc này, tô cháo còn có tác dụng như một nồi xông nhỏ.

Uống nhiều nước ấm

Uống 2 lít nước ấm pha với 2 gói Orezol trong 24 giờ, uống trong thời gian nghỉ dưỡng bệnh từ 2 – 3 ngày.

Ăn nhiều trái cây có màu vàng, cam và rau xanh

Các loại này có chứa một hàm lượng rất lớn chất chống oxy hóa vitamin C, carotenoid và bioflavonoid; bất kể là uống thuốc bổ sung vitamin C hay ăn những loại hoa quả có chứa vitamin C như Táo, Mơ, Cam, Quýt, Bưởi, Cà rốt, Chanh, Xoài, Đu đủ, Dứa,… đều có tác dụng làm giảm triệu chứng cảm cúm. Khi uống nước Cam bổ sung vitamin C còn có thể làm giảm cảm giác khó chịu ở miệng.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Lớp tế bào của mũi là điểm xâm nhập quan trọng của Coronavirus

27/08/2023 04:32:00 GMT+0700

Coronavirus gây dịch COVID-19 xâm nhập vào các tế bào thông qua một protein được gọi là thụ thể men chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2) và vị trí của protein này có thể là một yếu tố cần thiết để hiểu được sự lây lan của virus. Nguồn: DS Huỳnh Văn Nhiệm (theo Medical News Bulletin, 6.9.2020)

sile

Uống nước đá có làm viêm họng?

27/08/2023 04:16:00 GMT+0700

Vậy tại sao khi bị đau vì chấn thương hay đụng dập người ta lại chườm đá lạnh để giảm đau? Mà quả thật nhờ chườm nước đá lạnh giảm đau và giảm sưng rất nhanh. Vậy uống nước lạnh có làm viêm họng không? Khi bị viêm họng thì nên uống nước lạnh hay nước ấm?

sile

Sử dụng dung dịch súc miệng - họng trong mùa dịch COVID-19

26/08/2023 15:15:00 GMT+0700

Dung dịch súc miệng - họng là loại thuốc sát trùng tại chỗ được sử dụng với mục đích chính là diệt vi khuẩn dành cho các trường hợp nhiễm trùng răng miệng, hoặc sau các thủ thuật ở vùng răng - miệng - họng. Dung dịch súc miệng - họng hiện nay có rất nhiều loại với thành phần khác nhau có bán trên thị trường.

sile

Nên phát hiện tật điếc từ khi mới sinh

16/05/2023 06:55:00 GMT+0700

Thông thường, bố mẹ chỉ phát hiện con mình bị tật điếc vào lúc 2 – 3 tuổi. Trong thời gian này, trong 24 tháng hay đôi khi hơn nữa trẻ không nhận được các kích thích cảm giác; vì vậy, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ cũng như sự phát triển của tiếng nói.

sile

Những ứng dụng mới trong điều trị hen

16/05/2023 06:48:00 GMT+0700

Hen là một bệnh khá phổ biến, ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân mắc hen chiếm 5% dân số. Hậu quả do bệnh hen gây ra là không nhỏ (chi phí điều trị, nghỉ việc, nghỉ học do nằm viện), nhưng nguy hiểm hơn, cơn hen nặng kịch phát có thể gây tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

sile

Khẩu trang giúp cắt giảm một nửa khoảng cách lan truyền của coronavirus

23/02/2023 10:53:00 GMT+0700

Theo phát hiện mới đây của các nhà nghiên cứu ở Florida, khẩu trang đã giúp cắt giảm hơn một nửa khoảng cách mà các mầm bệnh trong không khí như coronavirus có thể di chuyển.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}