Y học cổ truyền

22/08/2024 GMT+0700

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

DS Nguyễn Kim Ngân - DS Lê Thị Hồng Hà (Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM)

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

Qủa dâu tằm chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe. Ảnh: Demfarm

Y học cổ truyền gọi quả dâu tằm là Tang thầm (tên khoa học Fructus Mori albae), có tác dụng nuôi dưỡng phần huyết, an thần, điều hòa phần dịch cơ thể. Quả dâu tằm thường được dùng cho người bệnh thiếu máu, da xanh, miệng và môi khô sáp. Ngoài ra, nó còn giúp an thần và mang lại một làn da đẹp.

Theo quan niệm của y học cổ truyền, huyết (máu) có chất dinh dưỡng, theo mạch máu đi nuôi toàn thân. Huyết kém khiến hoạt động của các bộ phận trong cơ thể suy giảm gây mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng.

Ngược lại, huyết tốt và điều hòa sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và da dẻ hồng hào. Do đó, việc bồi bổ huyết là rất quan trọng đối với chị em phụ nữ và lợi ích này có thể có được từ quả dâu tằm.

Cơ thể người tồn tại những gốc tự do và chất oxy hóa. Những hợp chất này phá hủy các tế bào cơ thể người, dẫn đến các biểu hiện của lão hóa như da nhăn nheo, mất độ đàn hồi và các bệnh liên quan đến lão hóa (như sa sút trí nhớ, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, các bệnh thần kinh và ung thư). Gốc tự do và chất oxy hóa sinh ra từ hai nguồn: Nguồn bên trong cơ thể từ những phản ứng sinh hóa và nguồn từ môi trường bên ngoài như ô nhiễm không khí, hóa chất, khói thuốc lá, tia phóng xạ và stress.

Mỗi ngày cơ thể người chịu đựng sự tấn công của khoảng 10.000 – 20.000 gốc tự do. Càng lớn tuổi số lượng này càng tăng lên và khi số lượng gốc tự do vượt khỏi tầm kiểm soát của cơ thể, chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vì vậy, việc bổ sung các chất chống gốc tự do, hay các chất chống oxy hóa, là rất cần thiết.

Về khía cạnh này, dâu tằm vượt trội hơn nhiều loại trái cây khác vì chứa dồi dào hai thành phần vitamin C và sắt.

Vitamin C có ích cho sức khỏe da. Một cốc nước dâu tằm có thể cung cấp đến 51mg vitamin C giúp tái tạo collagen, mang lại làn da khỏe mạnh, đàn hồi và căng mịn. Trong khi đó, sắt đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất hồng cầu và vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. 100mg quả dâu tằm chứa khoảng 2mg sắt, đáp ứng gần 15% nhu cầu sắt hàng ngày cho phụ nữ 19 – 49 tuổi.

Ngoài hai thành phần này, quả dâu tằm còn chứa một số thành phần khác như resveratrol, chất chống oxy hóa giúp da trẻ trung và mạnh khỏe, bảo vệ da khỏi những ảnh hưởng gây hại của ánh nắng mặt trời; hay các vitamin A và E giúp ngừa khô da.

Trong dân gian, quả dâu tằm thường được sử dụng như món tráng miệng hoặc chế biến thành nước trái cây để giải khát hay ngâm rượu. Uống quả dâu tằm thời gian dài sẽ giúp khỏe người, ngủ ngon giấc, trẻ lâu, đẹp da, thính tai, sáng mắt, phòng ngừa các bệnh liên quan đến lão hóa như ung thư, bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, khi dùng quả dâu tằm cũng nên lưu ý: Người lớn không nên dùng quá 200g quả dâu tằm chín/ngày. Người mắc bệnh tiêu hóa (như ăn khó tiêu, đầy hơi hay đang bị tiêu chảy) thì không nên dùng. Ngoài ra, để dùng an toàn, quả tươi mua về nên bỏ trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 2 ngày. Cần dùng sớm nhất có thể và nhớ rửa sạch trước khi dùng.

Theo TSK số 685

Đăng ngày: 22/08/2024

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

20/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

22/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Cây Tía tô

07/01/2024 05:57:00 GMT+0700

Tía tô còn gọi Tử tô, Hom tô (tiếng Thái), Phằn cưa (tiếng Tày), Cân phân (tiếng Dao), Perilla, Melissa (tiếng Anh), Shiso (tiếng Nhật), Zisu (tiếng Trung Quốc), Khao poon (tiếng Lào), Deulkkae (tiếng Hàn quốc); tên khoa học Perilla frutescens (L.) Britton, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.

sile

Gừng vàng

23/12/2023 13:01:00 GMT+0700

Gừng là cây thảo sống lâu năm cao 40 – 80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le thành 2 dãy, lá hình mác thuôn đầu nhọn, thắt lại ở gốc, dài 15 – 20cm, rộng 2cm, không cuống. Cụm hoa dài 5cm mọc từ gốc trên một cán dài 20cm do nhiều vảy lợp hình thành, vảy dưới ngắn càng lên trên càng dài rộng hơn; lá bắc hình trái soan, màu lục nhạt, mép viền vàng,...

sile

Rau má

11/11/2023 13:54:00 GMT+0700

Rau má còn có tên Liên tiền thảo, Tích tuyết thảo. Tên nước ngoài: Centelle, Bévilacque (Pháp), Indian pennywort (Anh). Tên khoa học Centella asiatica (L.) Urban, họ Hoa tán (Apiaceae). Cần phân biệt với một số cây khác trùng tên như (cùng họ) Rau má rừng, Rau má mơ còn gọi là Rau má họ hoặc Rau má ngọ; (khác họ) Rau má lá rau muống (họ Cúc), Rau má núi (họ Cà phê), Rau má nước (họ Lá giấp), Rau má lông (họ Bạc hà).

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}