Y học cổ truyền

27/08/2023 GMT+0700

Lá Dâu tằm: vị thuốc vườn nhà tiện dụng

ThS Huỳnh Thị Xuân Hợp

Dâu tằm là cây thuốc quen thuộc nhưng để sử dụng làm thuốc thì nhiều người không khỏi cảm thấy lúng túng, vì phải phối hợp với các vị thuốc khác có tên gọi thuần thuốc Bắc mà khi nghe đã không muốn uống rồi, hoặc cũng muốn dùng nhưng không biết tìm vị thuốc đó ở đâu, chất lượng như thế nào. Xin giới thiệu cách sử dụng cây Dâu tằm như một cây thuốc vườn nhà, dễ dàng, tiện dụng.

Dâu tằm có tên khoa học là Morus alba L., được trồng khắp nơi ở Việt Nam, là một trong những cây mà tất cả các bộ phận của nó đều có tác dụng trị bệnh:

– Vỏ rễ (tang bạch bì) vị ngọt mát, làm thuốc lợi tiểu, chữa ho lâu ngày, ho có đờm và chữa sốt;

– Lá dâu (tang diệp) vị ngọt, đắng, mát, chữa sốt, cho ra mồ hôi, cảm mạo, an thần, tiêu đờm, huyết áp cao;

– Quả dâu (tang thầm) vị ngọt, bổ thận, sáng mắt, giúp tiêu hóa, chữa bệnh chất lượng giấc ngủ kém, râu tóc bạc sớm;

– Cây mọc ký sinh trên cây dâu (tang ký sinh) có tác dụng bổ gan thận, chữa đau lưng, đau mình, an thai;

– Tổ bọ ngựa trên cây dâu (tang phiêu tiêu) lợi tiểu, chữa đi tiểu nhiều lần, di tinh, liệt dương, trẻ con đái dầm;

– Sâu dâu chữa bệnh trẻ con bị đau mắt, nhiều nhử, nhiều nước mắt… Các tác dụng trị bệnh này đã được mô tả trong nhiều tài liệu, từ các sách thuốc của y học Trung Hoa, sách thuốc của y học cổ truyền Việt Nam cũng như các bài báo phổ cập trên mạng Internet.

Trong bài viết này, chúng tôi tổng hợp cách sử dụng cây thuốc trên sao cho thông dụng, dễ dàng trong gia đình, từ bộ phận dễ thu hái nhất của cây dâu, chính là lá dâu.

Làm cách nào có lá dâu để trị bệnh?

Cách đơn giản nhất là trồng một cây dâu trong vườn sau nhà, trong chậu kiểng (có bán ở các vựa cây kiểng, nếu có đất, có thể xin một nhánh già về giâm cành vào đầu mùa Xuân). Dâu tằm là loại cây ưa ánh sáng và có khả năng thích ứng tốt với nhiều loại đất nên rất dễ trồng.

Trong lá có chứa acid amin tự do (phenylalanin, leucin, alanin, arginin, sarcosin, acid pipercholic…); protid, vitamin C, B1, D; acid hữu cơ, tanin…

Lá dâu non hoặc bánh tẻ (không non cũng không già) thu hái vào đầu mùa Hạ sẽ có dược tính nhiều nhất, chúng ta có thể dùng tươi hoặc rửa sạch, phơi khô trữ dùng dần.

Chữa chứng mất ngủ, ổn định huyết áp, đường huyết và nhịp tim, lá dâu tươi hoặc khô, hãm uống như trà, 6 – 18g/ngày.

Tác dụng thanh nhiệt giải thử, tán phong nhiệt, thích hợp cho những người say nắng, âm hư nội nhiệt, bốc hỏa, mệt mỏi: lá dâu 100g, lá đậu ván 100g, lá sen tươi 100g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt, thêm chút muối, khuấy đều làm nước uống.

Lá dâu tằm dùng riêng hoặc kết hợp với hoa cúc nấu thành nước trà uống để phòng ngừa và điều trị cảm cúm;

Lá dâu tằm và mạch môn với tỉ lệ (2:1), ngâm trong nước uống thay trà, có hiệu quả điều trị đối với bệnh nhân có vấn đề đau họng, ho, đờm, cũng như các loại viêm họng mãn tính và viêm phế quản. Buổi tối ngâm chân nước nấu của lá dau và hạt ích mẫu khoảng 30 – 40 phút trước khi đi ngủ giúp giải tỏa căng thẳng, ổn định huyết áp.

Giúp tóc mau mọc, lá dâu tằm, lá mạ nấu với nước vo gạo, gội đầu.

Chữa chứng ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ và ra mồ hôi tay ở người lớn, nấu canh lá dâu non với tôm hoặc tép.

Các vị thuốc dùng kết hợp với lá dâu được giới thiệu bên trên cũng dễ dàng tìm mua hoặc trồng trong vườn nhà như một loại cây cảnh, vừa cho hoa đẹp, vừa thu hái cất trữ dùng trị một số bệnh thông thường như sen, mạch môn, ích mẫu, đậu ván…

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

20/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

22/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Cây Tía tô

07/01/2024 05:57:00 GMT+0700

Tía tô còn gọi Tử tô, Hom tô (tiếng Thái), Phằn cưa (tiếng Tày), Cân phân (tiếng Dao), Perilla, Melissa (tiếng Anh), Shiso (tiếng Nhật), Zisu (tiếng Trung Quốc), Khao poon (tiếng Lào), Deulkkae (tiếng Hàn quốc); tên khoa học Perilla frutescens (L.) Britton, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.

sile

Gừng vàng

23/12/2023 13:01:00 GMT+0700

Gừng là cây thảo sống lâu năm cao 40 – 80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le thành 2 dãy, lá hình mác thuôn đầu nhọn, thắt lại ở gốc, dài 15 – 20cm, rộng 2cm, không cuống. Cụm hoa dài 5cm mọc từ gốc trên một cán dài 20cm do nhiều vảy lợp hình thành, vảy dưới ngắn càng lên trên càng dài rộng hơn; lá bắc hình trái soan, màu lục nhạt, mép viền vàng,...

sile

Rau má

11/11/2023 13:54:00 GMT+0700

Rau má còn có tên Liên tiền thảo, Tích tuyết thảo. Tên nước ngoài: Centelle, Bévilacque (Pháp), Indian pennywort (Anh). Tên khoa học Centella asiatica (L.) Urban, họ Hoa tán (Apiaceae). Cần phân biệt với một số cây khác trùng tên như (cùng họ) Rau má rừng, Rau má mơ còn gọi là Rau má họ hoặc Rau má ngọ; (khác họ) Rau má lá rau muống (họ Cúc), Rau má núi (họ Cà phê), Rau má nước (họ Lá giấp), Rau má lông (họ Bạc hà).

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}