Hiểu bệnh A-Z - Tim mạch

17/05/2023 GMT+0700

Huyết áp thấp - cần được quan tâm đúng lúc

TS.BS. Bùi Minh Trạng

Trong cơ thể con người, huyết áp có một giới hạn riêng, nếu số đo huyết áp nằm ngoài giới hạn này sẽ gây tác hại. Huyết áp thấp cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm trước mắt và lâu dài.

Huyết áp bình thường và huyết áp thấp

Huyết áp cao hay thấp được xác định bởi chỉ số đo huyết áp. Đo huyết áp đã trở nên quen thuộc với mọi người, có thể đo bằng máy tự động, bán tự động đến đo thủ công bằng ống nghe cùng máy đồng hồ đo lò xo hoặc cột thủy ngân. Ủy ban phòng chống huyết áp Hoa Kỳ (JNC) đã đưa ra phân độ về số đo huyết áp: huyết áp bình thường khi huyết áp tâm thu (số đo ở trên hay số lớn của huyết áp) dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương (số đo ở dưới hay số nhỏ của huyết áp) dưới 80mmHg. Tăng huyết áp khi chỉ số này trên mức vừa nêu, huyết áp thấp được xác định khi huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg. Dù đơn giản chỉ dựa vào số đo của huyết áp để xác định huyết áp thấp nhưng làm thế nào để có số đo chính xác là điều cần biết. Bệnh nhân cần phải được nghỉ ngơi, yên tĩnh trước khi đo ít nhất 5 phút, không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp (như cà phê, rượu, thuốc lá,…).

Đo hai lần cách nhau 2 – 5 phút, đôi khi phải đo cả hai tay, người bệnh nên ngồi với tay để trên bàn sao cho nếp khuỷu ngang mức tim. Cần lưu ý bao quấn tay đo huyết áp phải có bề rộng phù hợp, tốt nhất là bề rộng bao đo phải bằng 80% chu vi của cánh tay, nếu tay quá to thì phải dùng bao đo lớn tương ứng.

Trong huyết áp thấp, người ta chia ra làm hai tình huống: một người vốn bình thường có huyết áp không thấp nhưng vì lý do nào đó số đo huyết áp giảm thì gọi là “tụt huyết áp” (chẳng hạn mất máu cấp gây hạ huyết áp, quá liều thuốc hạ huyết áp,…) và một người vốn lúc nào đo huyết áp cũng thấp thì mới gọi là “huyết áp thấp”.

Trong trường hợp huyết áp thấp, phần lớn không có triệu chứng gì đáng kể và bệnh nhân vốn chung sống quen với tình trạng này. Trong tình huống cơ thể đòi hỏi nhu cầu cung cấp máu nhiều hơn thì dẫn đến mất cân bằng cung cầu ở não, tim và cơ quan sinh tồn khác. Triệu chứng hay gặp là chóng mặt, hoa mắt hoặc nặng đầu. Một số trường hợp gặp hạ huyết áp tư thế, được qui cho việc suy giảm hệ thần kinh tự động (đây là một phần của hệ thống thần kinh kiểm soát chức năng sống của cơ thể). Bình thường khi đứng lên thì máu dồn xuống tứ chi sẽ gây ra giảm huyết áp nhưng ở cơ thể bình thường sẽ có phản xạ làm tim bóp nhanh hơn, co thắt mạch máu để duy trì huyết áp. Nếu phản xạ này mất hoặc giảm sẽ gây giảm áp tư thế. Các chuyên gia ước tính có từ 10 – 20% người trên 65 tuổi bị hạ huyết áp tư thế.

Lý do gây ra tình trạng huyết áp thấp

Thật sự nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp vẫn chưa được xác định rõ ràng, trong khi nguyên nhân gây tăng huyết áp đã được xác định từ lâu. Người ta chỉ ghi nhận được một số tình huống có liên quan gây ra triệu chứng ở người vốn có huyết áp thấp (làm nặng tình trạng huyết áp thấp):

– Trong thai kỳ.

– Bất thường hormon như suy giáp trạng, cường giáp, đái tháo đường, giảm đường huyết.

– Quá liều thuốc chữa tăng huyết áp (thuốc lợi tiểu, ức chế bêta, ức chế calci, ức chế men chuyển,…).

– Tác dụng phụ giảm huyết áp của một số thuốc: nitrat, thuốc chữa Parkinson, thuốc an thần, chữa động kinh, chống trầm cảm,…

– Mất nước và điện giải.

– Suy tim.

– Loạn nhịp tim.

– Dãn mạch máu.

– Tai biến nhiệt độ cao.

– Bệnh về gan.

Đối với hạ huyết áp do tư thế, người ta ghi nhận được một số tình trạng có liên quan như sau:

– Rối loạn thần kinh trung ương, thiểu sản hệ thống thần kinh.

– Vấn đề bệnh lý dây thần kinh: bệnh dây thần kinh ngoại biên hay thần kinh tự động.

– Bệnh lý tim mạch.

– Hội chứng nghiện rượu.

– Bệnh lý về dinh dưỡng.

– Một số nguyên nhân hiếm gặp: bệnh tích tụ amyloid, thiếu hụt vitamin, chấn thương tủy sống, bệnh lý thần kinh liên quan ung thư (đặc biệt ung thư phổi và ung thư tụy tạng).

Phần lớn các trường hợp có huyết áp thấp nhưng không gây ra bất kỳ triệu chứng nào, không gây ra tai biến và cũng không tìm thấy nguyên nhân. Người có tình trạng huyết áp thấp nên đến chuyên gia tim mạch để được khám loại trừ các nguyên nhân, nếu xác định được nguyên nhân thì sẽ điều trị phù hợp. Bởi tình trạng huyết áp thấp có thể gây thiếu máu não, tim… gây ra tai biến nguy hiểm. Đối với các trường hợp có huyết áp thấp mà không tìm ra nguyên nhân, nếu bệnh nhân có triệu chứng biểu hiện thiếu máu não thì có thể điều trị bằng các thuốc làm tăng huyết áp: ephedrin, caffein, Heptamyl, …

Những người có huyết áp thấp nên hạn chế thay đổi tư thế đột ngột từ ngồi hoặc nằm sang đứng; ngủ không nên gối đầu cao, cần ngủ đủ giấc, khi thức giấc phải nằm thêm một lúc không ngồi dậy đột ngột, trước ngồi dậy phải vận động vài động tác tay chân, cần phải tập thể dục đều đặn (tập vừa phải, không tập nặng,…), không leo trèo cao, tránh ra nắng gắt, ăn mặn hơn bình thường một chút, uống nước khoáng mặn hàng ngày,… thận trọng khi xông hơi, tắm nước nóng (vì gây mất nước, giãn mạch làm tụt huyết áp thêm).

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phòng đột quỵ khi tập thể dục chơi thể thao

07/01/2024 06:50:00 GMT+0700

Đột quỵ khi chơi thể thao, tập luyện thể dục có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào ngay cả ở những người còn trẻ; tuy vậy, thường gặp nhất vẫn là ở người đã có sẵn các yếu tố nguy cơ như mắc bệnh nền, tuổi cao kết hợp thời tiết nóng, lạnh đột ngột. Vì vậy, đối với các đối tượng có nguy cơ cao cần hết sức cảnh giác khi tập thể dục, chơi thể thao, đặc biệt khi thời tiết khắc nghiệt (nóng quá hoặc lạnh quá).

sile

Hiểu đúng về nhịp tim nhanh - chậm

08/09/2023 04:04:00 GMT+0700

Có một tình trạng diễn ra trong cơ thể liên quan đến quả tim mà chúng ta sẽ rất ngạc nhiên, đó là tim hoạt động không mệt mỏi với gần 100.000 lần đập (co bóp) trong một ngày, như vậy mỗi năm tim đập 37 triệu lần và nói chung một đời người trung bình có đến 3 tỉ lần tim đập. Đúng là một bộ phận hoạt động bền bỉ và hiệu quả. Bình thường tim co bóp đều đặn (tiếng tim nghe được với khoảng cách thời gian đều nhau) nhưng đôi khi tim của chúng ta đập nhanh đột ngột mà không có lý do gì.

sile

Hẹp van 2 lá

05/09/2023 01:54:00 GMT+0700

Van 2 lá có cấu trúc từ tổ chức xơ sợi gồm có 2 lá van: lá van trước với sợi xơ liên tục vòng van động mạch chủ và lá van sau được cố định bởi vòng van. Van 2 lá là nơi nối liền nhĩ trái và thất trái. Máu sẽ di chuyển một chiều từ nhĩ xuống thất, buồng tâm nhĩ có áp suất thấp, thành mỏng (như là một bình chứa máu đưa về tâm thất), trong khi đó tâm thất là một cái bơm (bơm máu ra động mạch chủ).

sile

COVID-19 & bệnh lý tim mạch

27/08/2023 06:40:00 GMT+0700

Từ tháng 12.2019, chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) đã gây dịch nhiễm trùng hô hấp cấp tính (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau đó lan rộng ra hầu hết các nước trên thế giới, đến mức tháng 3.2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy mối liên quan giữa COVID-19 và bệnh lý tim mạch.

sile

COVID-19 & bệnh nhân tăng huyết áp

27/08/2023 06:30:00 GMT+0700

Tăng huyết áp (hay huyết áp cao) là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. Các thống kê tại Việt Nam cũng như tại nhiều nước đều cho thấy: hơn 60% những người từ 60 tuổi trở lên đều có triệu chứng tăng huyết áp. Tuy nhiên, có nhiều người đang bị tăng huyết áp nhưng do chủ quan hoặc không có điều kiện kiểm tra huyết áp nên không biết mình đang mắc bệnh này.

sile

Phòng ngừa bệnh lý tim mạch không dùng thuốc

20/08/2023 03:14:00 GMT+0700

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây ra tử vong đứng hàng đầu, ở mọi quốc gia. Ngoài yếu tố bẩm sinh, đa số trường hợp là do mắc phải, trong đó có sai lầm trong lối sống.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}