Hiểu bệnh A-Z - Nhi khoa

15/05/2023 GMT+0700

Điều trị tiêu chảy trẻ em do Shigella

DS. Bùi Văn Uy

 

Các thuốc cổ điển

– Cotrimoxazol: gồm trime-thoprim và sulfamethosazol theo tỷ lệ 1/5, dùng cho trẻ em có hàm lượng tổng cộng 120 – 240mg, không dùng loại 960mg.

Với trẻ em, dùng Cotrimoxazol có trở ngại: độc cho thận, nhẹ nhất là bí tiểu (cần uống với nhiều nước); trimethoprim gây thiếu acid folic, dẫn đến thiếu máu (không dùng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi, trẻ có nguy cơ thiếu máu, suy dinh dưỡng).

– Acid nalidixic: là kháng sinh quinolon thế hệ đầu, phổ kháng khuẩn rộng do ức chế enzym DNA-gyrase của vi khuẩn nhạy cảm với Shigella (đặc biệt là S. bonei).

Acid nalidixic gây tích lũy khi suy gan thận, thiếu G6PD, gây tán huyết khi thiếu G6PD, gây tăng áp lực nội sọ (hay xảy ra ở trẻ em), gây nhức đầu tiêu chảy buồn nôn, mắt nhìn mờ không chuẩn, làm cho da có phản ứng ngộ độc với ánh sáng khi có mụn nước. Hiếm khi gây tác dụng phụ trên thần kinh (ảo giác, lú lẫn), sốc phản vệ, hiếm khi gây giảm bạch cầu tiểu cầu phù mạch, đau khớp. Chưa có bằng chứng acid nalidixic gây hại khớp sụn ở các khớp chịu lực ở người (dù có bằng chứng ở động vật còn non) nên khi cần vẫn dùng cho trẻ. Acid nalidixic làm tăng nồng độ máu của theophylin, warfarin, cyclosporin gây độc. Các ion sắt (II), kẽm làm giảm hiệu lực của acid nalidixic. Cần lưu ý đến các điều này khi dùng cho trẻ (cẩn trọng khi dùng cho trẻ thiếu G6PD, không dùng acid nalidixic khi đang dùng thyophylin chữa hen, ngừng bổ sung yếu tố vi lượng sắt, kẽm khi dùng acid nalidixic…).

Trên thế giới, Shigella có mức kháng thuốc cao, từng xuất hiện chủng đa kháng ở Hong Kong, Nhật (1959). Nước ta vẫn khuyến cáo dùng cotrimoxazol (1980) nhưng từ năm 1995 đến nay đã bị Shigella kháng ở mức cao, nên hiện rất ít dùng. Acid nalidixic vẫn còn dùng, kể cả khi không đáp ứng với cotrimoxazol song cũng có xu hướng giảm dần.

Các thuốc nên dùng

Cyprofloxacin: là fluoro-quinolon (FQ) thế hệ 2, có phổ kháng khuẩn rộng do ức chế enzym DNA-gyrase của vi khuẩn. Cyprofloxacin có thể gây buồn nôn, nôn, đau bụng; có khi làm mất cân bằng sinh thái gây tiêu chảy do loạn khuẩn (nếu dùng liều cao, kéo dài); gây cảm giác uể oải, gây khó chịu ở khớp, đau cơ, viêm dây thần kinh cơ, hiếm khi gây đứt gân achille; hiếm khi gây các triệu chứng về thần kinh (nhức đầu, mất ngủ, lú lẫn, ảo giác), tuy nhiên, nếu có tiền sử về bệnh thần kinh thì không nên dùng. Gần đây, biết thêm cyprofloxacin có thể gây xoắn đỉnh (thận trọng khi có các yếu tố làm tăng nguy cơ xoắn đỉnh như mất nhiều kali). Chưa có bằng chứng làm hỏng sụn khớp chịu lực ở người, nên vẫn dùng cho trẻ khi cần. Từ sau 1995, nước ta còn dùng ofloxacin, perfloxacin cũng thuộc nhóm fluoroquinolon (một đợt 5 ngày, theo phác đồ chống dịch) trong nhiễm Shigella (và cả Salmonella), có hiệu quả cao, không có tai biến nghiêm trọng.

Pivmecillinam: là ester của mecillinam, là một betalactam phổ rộng, có các tác dụng phụ giống như penicilin, có thể bị kháng thuốc. Dùng pevmecillnam tốn kém hơn dùng cyprofloxacin. Ở nước ta, chưa dùng thuốc này trong nhiễm Shigella.

Ceftriaxon: là cephalosporin thế hệ 3. Thuốc có thể gây dị ứng chéo với các cephalosporin khác, có thể gây sốc phản vệ, gây tích lũy khi bị bệnh hay suy chức năng gan thận (cần giảm liều), không dùng cho trẻ sơ sinh (đặc biệt trẻ thiếu tháng, có bilirubin tăng) thận trọng với trẻ suy dinh dưỡng. Thuốc dùng đường tiêm, bất tiện. Ở nước ta, chưa dùng ceftriaxon trong nhiễm Shigella nhưng dùng phổ biến trong các bệnh khác.

Nếu không dùng kháng sinh hay dùng loại đã bị kháng, chữa không dứt điểm thì nhiễm Shigella dễ chuyển thành nặng, có thể tử vong; chuyển thành dạng tiêu chảy mạn gây suy dinh dưỡng; nguy hiểm hơn chuyển thành dịch. Song song, cần cắt nguồn lây trực tiếp người bệnh (kể cả người mang mầm bệnh nhưng không có triệu chứng) hay qua các thứ bị nhiễm Shigella (thức ăn, tay không rửa sạch, áo quần giặt không sạch, nguồn nước bẩn) thì việc dùng kháng sinh mới hiệu quả và tránh được tái nhiễm.

 

 

 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Đau tăng  trưởng ở trẻ em)

08/11/2023 00:56:00 GMT+0700

Chưa rõ nguyên nhân của đau do tăng trưởng. Chúng thường xảy ra trong hai giai đoạn trong thời thơ ấu: ở trẻ từ 3 – 5 tuổi và sau đó ở trẻ từ 8 – 12 tuổi. Khoảng 25 – 40% trẻ em trải nghiệm với các tần suất, mức độ đau khác nhau. 

sile

Khô mắt ở trẻ em

24/10/2023 13:00:00 GMT+0700

Mặc dù khô mắt thường xảy ra ở người lớn, nhưng vẫn có thể xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên. Khô mắt ở trẻ em là một bệnh bị bỏ quên và chưa được hiểu đầy đủ. Do trước đây còn thiếu dữ liệu dịch tễ học nên khô mắt ở trẻ em được xem là một bệnh hiếm gặp và chỉ thường gặp trong các rối loạn bẩm sinh hoặc các bệnh tự miễn và viêm nhiễm.

sile

Thường nhìn màn hình khi còn nhỏ có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành

30/08/2023 07:06:00 GMT+0700

Một nghiên cứu được thực hiện trong hơn 50 năm và được công bố trên tạp chí trực tuyến Nhi khoa mới đây cho biết: Những người nhìn màn hình nhiều khi còn nhỏ thường gặp các vấn đề về sức khỏe khi trưởng thành, chẳng hạn như huyết áp cao và béo phì. Nguồn: DS Huỳnh Văn Nhiệm (theo WebMD)

sile

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Nhóm bàn chân ngoài)

30/08/2023 06:44:00 GMT+0700

Nhóm chân xoay ngoài hoặc còn gọi là “chân vịt” ít phổ biến hơn so với ở ngón chân vẹo trong ở trẻ em. Khi trẻ bắt đầu đi lại, biểu hiện bàn chân xoay ngoài ngày càng rõ rệt.

sile

Các biểu hiện bàn chân phổ biến ở trẻ nhỏ

20/08/2023 14:18:00 GMT+0700

Ngón chân hướng vào trong hay còn gọi là “Ngón chân chim bồ câu” là một tật phổ biến khi trẻ lớn lên. Dạng ngón chân này thường là mối quan tâm của cha mẹ khiến họ phải đưa trẻ đi khám, nhưng biểu hiện này hiếm khi cần điều trị.

sile

Ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng 

16/05/2023 03:30:00 GMT+0700

Các bà mẹ đưa con đến khám dinh dưỡng thường than về vấn đề trẻ con biếng ăn. Nhưng bên cạnh nguyên nhân phổ biến này, cũng có một số thắc mắc có vẻ ngược đời khi “con ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng”. Tìm hiểu chuyện gì thật sự đã xảy ra và tư vấn cách xử trí là cả một vấn đề của chuyên gia dinh dưỡng.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}