Y học cổ truyền

26/08/2023 GMT+0700

Dầu cọ - chất béo không tốt sử dụng rộng rãi

Tạp chí Thuốc & Sức khỏe

Quả Cọ dầu cho 2 loại dầu:

Dầu cùi màu hồng, đặc ở nhiệt độ thường, lỏng ở nhiệt độ trên 40oC. Dầu cùi tinh chế dùng để ăn, có nhiều caroten.

Dầu nhân màu trắng, đặc ở nhiệt độ dưới 25oC. Dầu nhân có công dụng như dầu dừa, được dùng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm.

Dầu cọ tiện lợi cho công nghiệp do thời gian bảo quản kéo dài và nâng cao cấu trúc thực phẩm. Dầu cọ được thấy càng ngày càng nhiều ở các nhãn bao bì bánh và thức ăn công nghiệp. Dầu cọ có giá thành thấp, vì vậy, các nhà sản xuất dùng dầu cọ thay thế dầu hydro hóa.

Dầu cọ giàu acid béo trans, không tốt cho sức khỏe con người vì nó làm tăng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ tim mạch.

Dầu cọ có nguồn thực vật và là dầu tự nhiên. Vậy, có nên thay thế dầu hydro hóa bằng dầu cọ không?

Michel Chardigny, nhà dinh dưỡng của Viện nghiên cứu Nông học Pháp (Inra) trả lời: “Không”. Dầu cọ không đem lợi ích dinh dưỡng. Dầu cọ chứa nhiều acid béo bão hòa như acid palmitic (60%). Acid béo này tạo nguy cơ xuất hiện các mảng mỡ ở mặt trong các mạch máu và gia tăng sự suy thoái thành trong của mạch máu. Acid palmitic cùng với acid lauric và acid myristic là nhóm 3 chất béo bão hòa được nhìn nhận là không tốt cho sức khỏe con người.

Theo Irene Margaritis, chủ nhiệm đơn vị dinh dưỡng tại Anses (Cơ quan Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Môi trường và Lao động), “sử dụng dầu cọ tạo nguy cơ mắc bệnh tim mạch”. Vậy mà lúc này, con người dùng quá nhiều acid béo bão hòa. Nhưng hiện nay, các tổ chức y tế không thể biết được các chi tiết về thành phần các sản phẩm, thực phẩm có dầu cọ. Đối với dinh dưỡng, chất lượng của thức ăn tùy thuộc vào số lượng dầu dùng trong chế biến. Thực phẩm công nghiệp (bánh khô các loại) được sử dụng rộng rãi, cần biết lượng dầu cọ trong thức ăn mới đánh giá được giá trị dinh dưỡng thức ăn, xác định nguy cơ, nhất là đối với trẻ em.

Dầu cọ được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm giá thấp và đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế cho một nhóm người. Dầu cọ chiếm 1/3 số lượng dầu thực vật sản xuất trên thế giới. Theo Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), lượng dầu cọ sản xuất ở Indonesia tăng 400%.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Nước mát giải nhiệt ngày nắng

2 ngày trước

Thời tiết oi nóng kèm độ ẩm thấp khiến chúng ta mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, khô miệng, khát nước, đặc biệt với những người phải làm việc ngoài trời. Vào mùa này, giải khát bằng một ly nước mát sẽ thật hợp lý. Nước mát không phải là nước để trong tủ lạnh cho mát mà là nước được nấu cùng với các dược thảo có tính thanh nhiệt.

sile

Quế ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa thuốc trong cơ thể

12/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Dù là một trong những loại gia vị lâu đời và được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, nhưng nghiên cứu mới đây của đại học Mississippi (Mỹ) cho thấy quế có thể tương tác với thuốc theo toa.

sile

Cẩn trọng với cây dại quen thuộc trong nhà

10/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Tháng 4 qua, tin theo lời giới thiệu trên mạng, một phụ nữ 62 tuổi ở Hà Nội hái cây me đất ngoài vườn sắc nước uống. Hậu quả là bà bị tổn thương thận, suy thận cấp, phải nhập viện cấp cứu.

sile

Thận trọng khi dùng thuốc thảo dược

12/04/2025 09:00:00 GMT+0700

Mặc dù thuốc thảo dược thường được coi là an toàn hơn so với thuốc tây y nhưng việc sử dụng không đúng cách hoặc thiếu hiểu biết có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe.

sile

Lại phải cảnh báo về sự an toàn của thuốc thảo dược

10/04/2025 12:00:00 GMT+0700

Đầu năm nay, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiến hành ghép gan cấp cứu cho một nam bệnh nhân bị suy gan có nguy cơ tử vong sau khi dùng thuốc Nam.

sile

Thanh lọc cơ thể với 3 vị thuốc y học cổ truyền phổ biến

04/04/2025 00:00:00 GMT+0700

Cuộc sống hiện đại dẫn đến sự thay đổi của nhiều thói quen sinh hoạt con người, trong đó không ít thói quen xấu gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe và điều này đặt ra nhu cầu thanh lọc cơ thể.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}