Cảnh báo bùng phát bệnh não mô cầu ở khu vực phía Nam

Thuốc & Sức khỏe

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC) cảnh báo bệnh não mô cầu có nguy cơ bùng phát ở khu vực phía Nam, do ghi nhận số ca mắc tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái.

Các vết ban đỏ xuất hiện trên da người mắc bệnh não mô cầu. Ảnh: Chicago Health Alert Network 

Theo số liệu từ viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2025, khu vực phía Nam đã ghi nhận 12 ca mắc bệnh não mô cầu tại 8/20 tỉnh, thành phố, số liệu này tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoài.

Các chuyên gia cảnh báo số ca bệnh có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới, nhất là ở những khu vực đông dân cư như ký túc xá, nhà trọ, doanh trại, hoặc những nơi có điều kiện vệ sinh kém. Theo ghi nhận, riêng tại TP. HCM đã có 4 ca mắc não mô cầu từ đầu năm đến nay.

Não mô cầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra với nhiều thể bệnh từ nhẹ đến nặng. Bệnh lây qua giọt bắn từ người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn khi ho, hắt hơi, nói chuyện gần hoặc dùng chung đồ cá nhân. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, có khoảng 10 – 20% người trong cộng đồng là “người lành mang vi trùng”.

Triệu chứng khởi đầu của bệnh giống cảm cúm bao gồm: Sốt cao đột ngột, đau đầu, buồn nôn, nôn, tử ban (nốt đỏ bầm tím, lan nhanh trên da), cứng cổ, co giật, hôn mê.  Ở thể nặng, bệnh có thể gây sốc nhiễm trùng, tổn thương đa cơ quan và tử vong nhanh trong vòng 24 giờ. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu, nhiều trường hợp có thể khỏi hoàn toàn.

Để phòng ngừa bệnh, HCDC khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp như: Giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi làm việc thông thoáng, rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng, không khạc nhổ nơi công cộng, che kín mũi miệng khi ho, hắt hơi và tiêm vắc xin phòng bệnh não mô cầu.

Đối với những người có tiếp xúc gần với người bệnh, cần thông báo với nhân viên y tế địa phương để được uống kháng sinh dự phòng. Đeo khẩu trang khi mắc bệnh hoặc tiếp xúc gần với người mắc bệnh khi đến nơi đông người đặc biệt là bệnh viện. 

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), có khoảng 1,2 triệu ca mắc và 135.000 ca tử vong bởi viêm màng não do não mô cầu mỗi năm trên thế giới. Đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc bệnh não mô cầu, trong đó nhóm trẻ em dưới 5 tuổi, thanh thiếu niên, người bị suy giảm miễn dịch có khả năng nhiễm bệnh cao hơn. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%, tỷ lệ tử vong có thể từ 8-15%. Do đó, người dân cần tiêm vắc xin đầy đủ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe bản thân và tránh lây lan cho cộng đồng.

Nguồn: HCDC

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Bệnh viện phải thực hiện kê đơn thuốc điện tử trước 1/10

6 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước khẩn trương thực hiện kê đơn thuốc điện tử trước 1/10 sau thời gian dài chậm trễ.

sile

Tai biến kem trộn xử lý phức tạp và tốn kém

02/07/2025 00:00:00 GMT+0700

Bất chấp nhiều cảnh báo từ giới chuyên môn, tai biến da do kem trộn vẫn liên tục diễn ra và để lại nhiều hậu quả phức tạp, xử lý tốn kém.

sile

Đánh thuế nặng: Giải pháp đúng đắn để kiểm soát dịch thuốc lá

04/07/2025 00:00:00 GMT+0700

Việc Quốc hội nước ta quyết định tăng thuế thuốc lá, thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại kỳ họp Quốc hội tháng 6 qua, đã cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc phòng chống tác hại thuốc lá.

sile

Thuốc ngừa HIV đầu tiên trên thế giới

19/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngày 18/6, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê duyệt lenacapavir, thuốc ngừa HIV đầu tiên trên thế giới.

sile

Trung tâm TP.HCM có điểm khám, chữa bệnh hiện đại

18/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngày 18/6, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM mở phòng khám vệ tinh, phòng khám chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế hiện đại ngay trung tâm thành phố.

sile

Tránh tiếp xúc với PFAS như thế nào?

14/06/2025 00:00:00 GMT+0700

PFAS ngày càng được nói nhiều vì hiện diện âm thầm khắp nơi và gây hại sức khỏe con người bằng nhiều cách khác nhau. Vì thế y học khuyến cáo mọi người tránh xa độc chất này. Sau đây là 5 giải pháp phòng tránh PFAS trong tầm tay.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}