Bộ Y tế đề nghị giám sát chặt cửa khẩu ngăn dịch đậu mùa khỉ

Tạp chí Thuốc & Sức khỏe

Vài ngày sau khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng toàn cầu với dịch đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã yêu cầu các đơn vị tăng cường chủ động giám sát, phát hiện ca bệnh ngay tại cửa khẩu.

Văn bản gửi sáng 19/8 đến UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur và các bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm về việc tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

Trước đó, ngày 14-8, trước diễn biến của dịch đậu mùa khỉ và nguy cơ lây lan sang các quốc gia khác, WHO đã công bố tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế (PHEIC) đối với dịch bệnh này,

Tại Việt Nam, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng chống dịch, chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp bệnh đậu mùa khỉ trong nước và xâm nhập. Kiểm soát dịch kịp thời, không để bùng phát diện rộng, hạn chế tối đa số ca mắc và tử vong.

Cụ thể, đối với UBND các tỉnh, thành phố, Bộ Y tế đề nghị tập trung chỉ đạo các đơn vị trên địa bàn tiếp tục thực hiện nghiêm tăng cường công tác phòng chống bệnh đậu mùa khỉ, hướng dẫn giám sát, phòng bệnh, chẩn đoán.

Đồng thời, Bộ Y tế cũng đề nghị tăng cường giám sát phát hiện các trường hợp nghi ngờ ngay tại cửa khẩu; giám sát chủ động tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Đặc biệt, lưu ý lồng ghép giám sát, dự phòng với hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, giám sát tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, da liễu, các cơ sở y tế công lập và tư nhân cung cấp các dịch vụ về phòng, chống HIV/AIDS.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, các biện pháp phòng, chống, chăm sóc, điều trị, phòng, chống lây nhiễm bệnh đậu mùa khỉ. Sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh xảy ra trên địa bàn; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng, chống dịch.

Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị báo cáo kịp thời trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh đậu mùa khỉ qua hệ thống giám sát bệnh tật. Kịp thời phát hiện các ca bệnh, chùm ca bệnh, nguồn lây bệnh, tác nhân gây bệnh đậu mùa khỉ mới, bất thường

Đối với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, bệnh viện tuyến cuối điều trị bệnh truyền nhiễm, Bộ Y tế yêu cầu phân tích, đánh giá, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch đậu mùa khỉ tại các địa phương để kịp thời phát hiện các trường hợp bệnh, chùm ca bệnh, nguồn lây bệnh, tác nhân gây bệnh mới, bất thường (nếu có). Chủ động báo cáo, tham mưu Bộ Y tế thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, rà soát, sẵn sàng các thiết bị, sinh phẩm, kỹ thuật xét nghiệm phục vụ chẩn đoán, điều trị. Tiếp tục tổ chức tập huấn, hỗ trợ địa phương về giám sát, xử lý ổ dịch, điều trị các trường hợp mắc bệnh; hỗ trợ công tác lấy mẫu, kỹ thuật xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

Nhận biết đậu mùa khỉ như thế nào?

Theo Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã ghi nhận hơn 100 trường hợp mắc đậu mùa khỉ, chủ yếu là nam giới (chiếm hơn 90%), nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) chiếm tỉ lệ cao nhất.

Các triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ bao gồm phát ban có thể kéo dài từ 2-4 tuần, sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, suy nhược cơ thể và sưng hạch bạch huyết. Phát ban trông giống như mụn nước hoặc vết loét và có thể xuất hiện ở mặt, lòng bàn tay, lòng bàn chân, háng, bộ phận sinh dục và hoặc hậu môn.

Những người có nguy cơ cao mắc bệnh nặng hoặc biến chứng bao gồm phụ nữ mang thai, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch. Người dân cần chú ý khi phát hiện triệu chứng mắc bệnh đậu mùa khỉ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: Bộ Y tế

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

20/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

sile

Vitamin, dùng sao cho đúng?

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Vitamin là các thành phần dinh dưỡng không được cơ thể tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ và cần được cung cấp từ các loại thực phẩm hàng ngày.

sile

Những điều cần biết về vaccine sốt xuất huyết

04/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tháng 5 năm nay Bộ Y tế cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam và tháng 9 qua, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai tiêm vaccine này cho người dân.

sile

Trắc nghiệm: Stress ảnh hưởng trái tim bạn như thế nào?

07/10/2024 00:00:00 GMT+0700

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta chịu nhiều áp lực và căng thẳng, thường gọi là stress. Y học nhận thấy stress ngắn hạn thường không gây hại gì cho sức khỏe. Nhưng nếu sống lâu dài với tình trạng này, cơ thể bạn - đặc biệt là tim mạch - có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

sile

Chào mừng Ngày Dược sĩ thế giới 25-9-2024

24/09/2024 00:00:00 GMT+0700

Ngày 25-9 hàng năm là Ngày Dược sĩ thế giới (World Pharmacists Day) nhằm tôn vinh đóng góp của những người làm việc trong lĩnh vực này trong công cuộc phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe con người ở khắp nơi trên thế giới.

sile

“Chuyện yêu” và nhồi máu cơ tim ở nam giới

23/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Trong quan niệm của nhiều người, hoạt động tình dục có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhồi máu cơ tim và đặc biệt không tốt đối với người sau biến cố nhồi máu cơ tim. Suy nghĩ này có đúng không?

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}