Hiểu bệnh A-Z - Nhi khoa

16/05/2023 GMT+0700

Ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng 

BSCK1. Đào Thị Yến

Bà mẹ cho là con ăn nhiều nhưng thực chất là không đủ về số lượng cần thiết cho trẻ trong từng bữa ăn, hoặc ăn không đủ số bữa trong ngày. Ví dụ như nhu cầu của trẻ là phải ăn đầy một chén cháo mỗi bữa, ngày ăn 3 bữa cháo và 800ml sữa. Mẹ cho ăn 2/3 chén hoặc ngày chỉ ăn 2 bữa, uống thiếu sữa trong ngày… là không đủ cho nhu cầu của trẻ.

Số lượng nhiều nhưng không chất lượng: thiếu chất đạm (thịt, cá, trứng, đậu hũ) hoặc thiếu dầu mỡ…

Nếu ta ăn nhiều và thường xuyên một loại thức ăn nào đó có thể làm cho cơ thể thiếu cơ hội thu nhận các thực phẩm khác, dẫn đến thiếu chất và không có sự tăng trưởng toàn diện.

Bà mẹ đưa vào người trẻ số lượng thức ăn vượt quá khả năng tiêu hóa của trẻ. Trẻ 6 tháng chỉ ăn được tối đa là nửa chén (100ml), nếu mẹ cho ăn nhiều hơn bé sẽ không có đủ men tiêu hóa hết, phần thức ăn này sẽ không thể hấp thu vào cơ thể nhưng lại nằm đó làm bé no hoặc gây tiêu chảy làm bé chướng bụng, khó tiêu nên không chịu uống sữa, rối loạn tiêu hóa và sụt cân.

Nhiều bà mẹ thích cho con ăn quá nhiều chất đạm làm bé khó tiêu, giảm ăn, giảm bú.

Ở mỗi cơ thể trẻ, khả năng tiêu hóa, hấp thu các loại thức ăn khác nhau nên có khi trẻ ăn như những trẻ đồng tuổi nhưng lại là quá sức so với trẻ. Vì vậy cần phải gia giảm giữa lượng ăn và lượng sữa để trẻ có sự tiêu hóa phù hợp và trẻ được phát triển tốt nhất. Ví dụ trẻ 8 – 10 tháng có thể ăn ngày 2 bữa cháo và 5 – 6 bữa sữa, cũng có thể ăn ngày 3 bữa cháo với 4 – 5 bữa sữa.

Một số trẻ có bệnh lý ở đường ruột, bệnh gan mật, bệnh di truyền, bệnh dị ứng, không dung nạp thức ăn… làm hạn chế khả năng tiêu hóa, hấp thu thức ăn.

Mức độ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động chuyển hóa cơ bản của cơ thể  (dùng cho tim đập, phổi thở, thận lọc nước tiểu, trao đổi chất…) và hoạt động thể lực mỗi người mỗi khác. Vì vậy mỗi người có nhu cầu của riêng mình chứ không thể so với người khác cùng tuổi, đối với người này là ăn nhiều còn người kia là chưa đủ.

Trong dân gian còn có câu “gầy là thầy cơm” để chỉ những người “da gà”, “người nóng” – người có chuyển hóa cơ bản cao. Tuy nhiên nếu thấy tình trạng dinh dưỡng không đạt yêu cầu, trước tiên hãy đi khám tổng quát để điều trị tình trạng thiếu dinh dưỡng – nếu có, trước khi đổ lỗi cho “tạng người nó vậy!”.

 

 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Đau tăng  trưởng ở trẻ em)

08/11/2023 00:56:00 GMT+0700

Chưa rõ nguyên nhân của đau do tăng trưởng. Chúng thường xảy ra trong hai giai đoạn trong thời thơ ấu: ở trẻ từ 3 – 5 tuổi và sau đó ở trẻ từ 8 – 12 tuổi. Khoảng 25 – 40% trẻ em trải nghiệm với các tần suất, mức độ đau khác nhau. 

sile

Khô mắt ở trẻ em

24/10/2023 13:00:00 GMT+0700

Mặc dù khô mắt thường xảy ra ở người lớn, nhưng vẫn có thể xảy ra ở trẻ em, thanh thiếu niên. Khô mắt ở trẻ em là một bệnh bị bỏ quên và chưa được hiểu đầy đủ. Do trước đây còn thiếu dữ liệu dịch tễ học nên khô mắt ở trẻ em được xem là một bệnh hiếm gặp và chỉ thường gặp trong các rối loạn bẩm sinh hoặc các bệnh tự miễn và viêm nhiễm.

sile

Thường nhìn màn hình khi còn nhỏ có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khi trưởng thành

30/08/2023 07:06:00 GMT+0700

Một nghiên cứu được thực hiện trong hơn 50 năm và được công bố trên tạp chí trực tuyến Nhi khoa mới đây cho biết: Những người nhìn màn hình nhiều khi còn nhỏ thường gặp các vấn đề về sức khỏe khi trưởng thành, chẳng hạn như huyết áp cao và béo phì. Nguồn: DS Huỳnh Văn Nhiệm (theo WebMD)

sile

Các biểu hiện bàn chân ở trẻ nhỏ (Nhóm bàn chân ngoài)

30/08/2023 06:44:00 GMT+0700

Nhóm chân xoay ngoài hoặc còn gọi là “chân vịt” ít phổ biến hơn so với ở ngón chân vẹo trong ở trẻ em. Khi trẻ bắt đầu đi lại, biểu hiện bàn chân xoay ngoài ngày càng rõ rệt.

sile

Các biểu hiện bàn chân phổ biến ở trẻ nhỏ

20/08/2023 14:18:00 GMT+0700

Ngón chân hướng vào trong hay còn gọi là “Ngón chân chim bồ câu” là một tật phổ biến khi trẻ lớn lên. Dạng ngón chân này thường là mối quan tâm của cha mẹ khiến họ phải đưa trẻ đi khám, nhưng biểu hiện này hiếm khi cần điều trị.

sile

Ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng 

16/05/2023 03:30:00 GMT+0700

Các bà mẹ đưa con đến khám dinh dưỡng thường than về vấn đề trẻ con biếng ăn. Nhưng bên cạnh nguyên nhân phổ biến này, cũng có một số thắc mắc có vẻ ngược đời khi “con ăn nhiều mà vẫn suy dinh dưỡng”. Tìm hiểu chuyện gì thật sự đã xảy ra và tư vấn cách xử trí là cả một vấn đề của chuyên gia dinh dưỡng.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}