Vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19

PGS.TS. Nguyễn Hữu Đức

Vitamin D là 1 trong 4 vitamin tan trong dầu (gồm vitamin A, D, E, K). Vitamin D có tên khoa học là calciferol, được cung cấp từ thực phẩm có hai dạng: vitamin D2 hay ergocalciferol hiện diện trong thực vật (trong nấm men và một số loại nấm) và vitamin D3 hay cholecalciferol có trong động vật (nhiều nhất là dầu gan cá biển sâu). Vitamin D không chỉ là “của trời cho” tìm thấy từ các loài động vật mà còn thấy từ một số loài thực vật. Một số loại nấm, đặc biệt là vi nấm như nấm men (yeast) chứa sẵn hợp chất ergosterol biến thành ergocalciferol tức vitamin D2. Còn đối với con người chúng ta, ở vùng thượng bì của da có chứa hợp chất 7-dehydrocholesterol cũng được xem là tiền vitamin D. Khi tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời (đặc biệt là UVB có bước sóng 290 – 325nm) chiếu vào da sẽ biến tiền vitamin D thành cholecalciferol tức vitamin D3. Các nhà khoa học ghi nhận, chỉ cần 10 phút để cho hai tay và khuôn mặt lộ ra dưới nắng mặt trời không cần gắt lắm là đủ cho việc tổng hợp vitamin D với lượng cần thiết cho cả một ngày.

Vai trò chính của vitamin D là tạo xương bằng cách duy trì lượng calci và phospho có sẵn trong cơ thể để hóa xương. Nếu thiếu vitamin D sẽ thiếu chất khoáng cho xương và răng đưa đến còi xương, nhuyễn xương, loãng xương, răng của trẻ không phát triển tốt. Ngày nay, người ta còn phát hiện thêm tác dụng mới của vitamin D, đó là tăng cường hệ miễn dịch, tức giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là biệt hóa bạch cầu thành những tế bào có sức chiến đấu cao tiêu diệt mầm bệnh.

Hệ miễn dịch là một hệ thống rất phức tạp của cơ thể giúp phòng chống lại những chất lạ, đặc biệt là mầm bệnh như vi khuẩn, siêu vi, vi nấm… xâm nhập. Khi một chất lạ vào được trong cơ thể thì hệ miễn dịch nhanh chóng điều quân xem như các chiến sĩ ra ngăn chặn và loại trừ chất lạ.

Đầu tiên, các “anh lính” của hệ miễn dịch là “thực bào” (macrophage), một loại tế bào bạch cầu, lao đến tấn công “ăn thịt” mầm bệnh, đồng thời gửi cảnh báo thông tin đến toàn hệ miễn dịch là có kẻ thù xâm nhập. Các “anh lính” này dồn về đóng quân tại các căn cứ gần quân địch nhất đó là các hạch bạch huyết (nằm ở mang tai, cổ, nách, bẹn).

Kế tiếp là hoạt động của các tế bào bạch cầu gọi là tế bào lympho. Tế bào lympho sinh ra trong tủy xương. Một số ở lại tủy và phát triển thành tế bào lympho B (tế bào B), số khác đi đến tuyến ức và trở thành tế bào lympho T. Tế bào B phát sinh từ tủy xương và tăng trưởng trong các dịch cơ thể. Các tế bào B có khả năng phân biệt các tế bào của ta (trong cơ thể) và tế bào lạ là mầm bệnh xâm nhập. Các tế bào B sẽ bám lấy chất lạ là mầm bệnh và có phản ứng bằng cách sản xuất thật nhiều chất gọi là kháng thể. Mỗi tế bào lympho B tạo ra một kháng thể cụ thể.

Có 2 loại tế bào lympho T khác nhau: Các tế bào Helper T (tế bào lympho T giúp đỡ) - phối hợp các phản ứng miễn dịch bằng cách kích thích tế bào B tạo ra nhiều kháng thể hơn; Các tế bào Killer T (tế bào lympho T gây độc tế bào hay tế bào T giết) - như tên gọi, các tế bào T này tấn công các tế bào khác là mầm bệnh, đặc biệt hữu ích trong tiêu diệt các tế bào bị nhiễm bệnh.

Cơ chế nâng cao miễn dịch của vitamin D đã được chứng minh thông qua việc cải thiện hoạt động của tế bào T giúp đỡ và cả tế bào T giết… Một khi tế bào T được kích hoạt thì tế bào B cũng được kích hoạt. Nghĩa là hầu như kích hoạt toàn bộ hệ miễn dịch.

Bạn cần hiểu rằng nâng cao hệ miễn dịch không chỉ giúp các tế bào miễn dịch chống lại tác nhân gây hại tốt hơn mà còn giúp các tế bào miễn dịch tránh tự đánh chém lẫn nhau (hay còn gọi là bị bệnh “tự miễn”). Vì vậy, vitamin D còn được chứng minh là nòng cốt trong việc kích hoạt tế bào T, loại tế bào liên quan nhiều bệnh lý tự miễn như chàm da hoặc dị ứng như hen suyễn…

Khi cơ thể bị nhiễm SARS-CoV-2, hệ miễn dịch có thể có 2 bất thường.

Thứ nhất, ở bệnh viêm phổi do SARS-CoV-2, hệ miễn dịch sinh ra phản ứng viêm quá mạnh để ngăn chặn virus. Thay vì gửi số tế bào bạch cầu vừa đủ thì hệ miễn dịch lại gửi “hàng hà sa số” tế bào bạch cầu đến, dẫn đến phản ứng viêm không thể kiểm soát, không chỉ ở phổi mà còn gây rối loạn khắp cơ thể. Ngoài ra, còn kèm theo chất sinh học cytokin phóng thích ồ ạt gây độc gọi là “cơn bão cytokin” do hệ miễn dịch phản ứng “quá mạnh”, gây tỉ lệ tử vong cao ở người “bệnh nặng”.

Thứ hai, như trình bày ở trên, có một số ít bệnh nhân bị COVID-19 trong một cuộc thử nghiệm không được chữa trị nhưng lành bệnh lại có mức kháng thể không đủ để chống lại cuộc tấn công kế tiếp của SARS-CoV-2.

Cả hai bất thường về kháng thể của người bị dịch COVID-19 vừa nêu rất may là ngày nay ngành y đã trị được. Đối với “cơn bão cytokin” do hệ miễn dịch phản ứng “quá mạnh”, gây tỉ lệ tử vong cao ở người “bệnh nặng”, người ta dùng thuốc dexamethason trị COVID-19 nhờ tác dụng chống viêm và ức chế miễn dịch quá tốt của nó. Nó ức chế miễn dịch làm dịu phản ứng thái quá của hệ miễn dịch, và chống viêm làm nhẹ đi triệu chứng viêm phổi khi “bênh nặng”.

Còn bất thường thứ hai, có mức kháng thể không đủ để chống lại cuộc tấn công kế tiếp của SARS-CoV-2, người ta khắc phục bằng cách phát hiện người bị bệnh COVID-19 thật sớm và chữa trị ngay. Như vậy, biện pháp “Nếu có dấu hiệu sốt, ho, khó thở phải đeo khẩu trang bảo vệ, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời” là rất cần thiết.

Nay việc phát hiện “vitamin D giúp giảm nguy cơ mắc COVID-19 tới 54%”, như đã trình bày ở trên, là một triển vọng cho phòng ngừa COVID-19. Tổng thống Mỹ Donald Trump năm nay đã 74 tuổi và lại bị thừa cân, thế mà ông vừa bị nhiễm SARS-CoV-2. Tổng thống Trump phải nhập viện và được trị liệu ngay bằng thuốc tác động đến SARS-CoV-2 là kháng thể đơn dòng (monoclonal antibody hay mAb) tên REGN-COV2. Ông còn dùng thêm nhiều thứ thuốc khác, trong đó có vitamin D.

Rõ ràng là nếu ta ăn uống đầy đủ và cân bằng các dưỡng chất và chịu khó phơi nắng một ít trong ngày là chẳng phải lo thiếu vitamin D. Và nếu đủ vitamin D thì ta phần nào phòng chống bệnh dịch COVID-19 đang gây khủng hoảng toàn thế giới hiện nay.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Sáu biểu hiện định mệnh của sức khỏe

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Đi bộ chậm, leo cầu thang khó khăn, khó đứng vững trên một chân, đó không phải dấu hiệu bình thường ở người lớn tuổi mà có thế là cảnh báo tử vong sớm.

sile

Thức ăn chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ

08/09/2023 02:37:00 GMT+0700

Các tác giả Trung Quốc đã phân tích 19 nghiên cứu được công bố trước đó và kết hợp dữ liệu từ 17 nghiên cứu, liên quan đến hơn 560.000 người với gần 37.000 biến cố tim mạch lớn, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.Nguồn: DS Huỳnh Văn Nhiệm (theo HealthDay)

sile

Ăn ít vẫn mập, tại sao?

08/09/2023 02:14:00 GMT+0700

Kiểm soát cân nặng là một mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, có lẽ do cân nặng gắn liền với ngoại hình của một người, giúp cho người đó tự tin hài lòng với cuộc sống hay luôn mặc cảm, tự ti, đánh mất niềm vui trong cuộc sống, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và học tập hàng ngày cũng như dẫn tới nhiều bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,...

sile

Chế độ ăn chay có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

05/09/2023 01:27:00 GMT+0700

Mới đây. các nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney và Bệnh viện Hoàng gia Prince Alfred ở Úc và Đại học Brescia ở Ý đã tìm hiểu xem chế độ ăn chay ảnh hưởng như thế nào đến các yếu tố chính gây rủi ro chuyển hóa tim mạch ở những người mắc bệnh, hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.Nguồn: DS Huỳnh Trà Kiệu (theo MedicalNewsToday)

sile

Tầm quan trọng của vitamin C với sức khỏe

04/09/2023 08:05:00 GMT+0700

Vitamin C còn có tên là acid L-ascorbic, là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của mọi người. Nó giúp hình thành và duy trì hoạt động của xương, sụn, da, mạch máu… và hỗ trợ hệ thống miễn dịch...

sile

Bàn luận về “Đói ăn rau đau uống thuốc”

04/09/2023 06:49:00 GMT+0700

Từ xa xưa, con người luôn tin tưởng rằng mỗi loại thực phẩm ăn vào đều là những vị thuốc đem đến cho ta sức khỏe và thậm chí còn giúp phòng chống hoặc chữa trị một số bệnh tật. Các danh sư y học ngày xưa như Hoa Đà, Biển Thước của Đông y và cả Hippocrates của Tây y mấy ngàn năm về trước đều nhìn nhận sự liên hệ mật thiết giữa thức ăn và sức khỏe. Hippocrates đã phát biểu: “Hãy để thức ăn trở thành những vị thuốc”. Còn người dân nước ta ai cũng biết câu nói của ông bà xưa để lại: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}