Sử dụng dung dịch súc vùng miệng - họng trong mùa dịch covid-19

ThS Lê Quốc Thịnh

Khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều người đã mua các loại thuốc dùng ngoài này để sử dụng. Việc sử dụng các loại dung dịch này, vì thế cũng cần phải tuân theo những nguyên tắc cụ thể tùy tính chất của từng loại.

Dung dịch súc miệng - họng chỉ sử dụng khi có các bệnh hoặc nguy cơ gây bệnh ở vùng miệng - họng. Tuy nhiên, sử dụng các loại dung dịch súc miệng - họng có thể là một giải pháp hỗ trợ trong tình hình dịch COVID-19 hiện nay. Tất nhiên, vẫn phải duy trì các biện pháp phòng ngừa khác như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên với xà phòng hoặc dung dịch rửa tay, hạn chế tiếp xúc gần và không tụ tập đông người. Các chuyên gia y tế cũng chỉ ra rằng hơn 80% trường hợp viêm họng là do virus gây nên. Do đó, để tiêu diệt tác nhân gây ra viêm, các mầm bệnh và tránh bội nhiễm cần phải sử dụng dung dịch sát khuẩn họng (súc họng hoặc xịt họng) chuyên biệt.

Đối với nhân viên y tế thường xuyên tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh, bên cạnh các trang bị bảo hộ như đeo khẩu trang, kính bảo vệ mắt, găng tay, các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng thuốc sát trùng vùng miệng trước khi làm thủ thuật y tế hoặc thăm khám để giảm các mầm bệnh nói chung, tránh lây nhiễm bệnh.

Một số dung dịch súc họng - miệng hay dùng

– Dung dịch Chlorhexidin 0,2% được sử dụng rộng rãi cho mục đích sát khuẩn vùng họng - miệng, cũng tác dụng đối với coronavirus gây bệnh COVID-19.

– Dung dịch súc miệng chứa chất oxy hóa như hydrogen peroxid 1% có tác dụng tiêu diệt virus rất tốt.

– Dung dịch  povidon-iodin 0,2% được khuyến cáo với mục đích làm giảm vi khuẩn trong miệng - họng cũng như COVID-19 tiềm ẩn ở trong vùng miệng - họng của bệnh nhân, có tác dụng làm bất hoạt nhanh chóng các chủng coronavirus gây bệnh. Chú ý trên thị trường có nhiều tên khác nhau và nồng độ khác nhau cho dung dịch này, nên phải chú ý sử dụng loại dung dịch dành riêng cho súc họng khác với các loại dành riêng cho sát trùng vết thương hay vệ sinh phụ nữ.

– Nước súc miệng với các thành phần sát khuẩn như acid boric, natri flouro (NaF), muối (NaCl)… và các hoạt chất khác giúp nhanh chóng sát khuẩn miệng, họng, phòng ngừa các bệnh về hô hấp, bệnh răng miệng.

– Một số dung dịch súc miệng có thành phần alcohol, sorbitol, acid benzoic, natri saccharin, eucalyptol, methyl salicylat, thymol, menthol, natri benzoat… và hương liệu. Các dung dịch này đa số chỉ để súc miệng, bảo vệ khoang miệng khỏi bị hôi, tránh sâu răng…

Hiện nay, để giúp sát khuẩn họng - miệng các bác sĩ thường khuyên dùng loại thuốc súc họng hoặc xịt họng có chứa phức hợp của povidon và iodin, có tác động trực tiếp lên các tác nhân vi sinh gây bệnh bám trên bề mặt niêm mạc họng miệng, bao gồm cả virus, vi khuẩn và vi nấm,… Trong dung dịch đó, iodin là chất sát khuẩn có khả năng diệt nhanh nhiều mầm bệnh, còn povidon đóng vai trò vận chuyển và phóng thích iodin một cách từ từ và liên tục nên nó mang lại tác dụng sát khuẩn hiệu quả. Khi tiếp xúc chất bẩn trong miệng, chất iod trong hợp chất povidon-iod được giải phóng từ từ, có tác dụng sát khuẩn, diệt các loại virus, vi khuẩn, chống nấm, làm mất mùi hôi. Hơn nữa, povidon-iodin không kích ứng da và niêm mạc, không gây xót và có mùi dễ chịu. Do đó, khi dùng dung dịch này, sẽ có cảm giác cổ họng được làm sạch, thấy mát và dịu.

Để việc súc họng - miệng đúng cách và có hiệu quả, cần lưu ý một số nguyên tắc cơ bản sau đây:

– Phải súc cả họng và miệng; cố gắng để dung dịch xuống sâu nhất vùng cổ họng mà bạn có thể chịu được. Mỗi lần súc khoảng 5ml là đủ. Càng nhiều sẽ càng khó đưa dung dịch xuống sâu vùng hầu họng.

– Thời gian cho mỗi lần súc khoảng 2 phút, trong đó có 3 lần đưa xuống họng, mỗi lần khoảng 15 giây. Sau khi súc xong, để nguyên, không súc lại bằng nước.

– Súc họng trước khi đi ra ngoài/và ngay khi từ ngoài về nhà/và ngay khi tiếp xúc gần với người khác. Nếu trên máy bay thì nên súc mỗi 3 giờ với dung dịch chlohexidin hay ngay sau khi ăn. Trong vùng có dịch thì súc định kỳ theo thời gian tác dụng của mỗi loại dung dịch.

Nhiều người tự pha dung dịch nước muối để súc miệng cũng có tác dụng tốt bảo vệ vùng họng miệng. Tuy nhiên, nếu có điều kiện nên sử dụng các dung dịch được pha chế theo quy trình đạt chuẩn về nồng độ, hàm lượng và theo hướng dẫn đúng cách để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Nên nhớ súc họng - miệng không phải là biện pháp tốt nhất để phòng tránh dịch COVID-19. Mọi người cần duy trì theo khuyến cáo chung về rửa tay và đeo khẩu trang trước khi sử dụng các dung dịch súc vùng họng - miệng khi dịch bệnh vẫn diễn biến rộng và phức tạp.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Lớp tế bào của mũi là điểm xâm nhập quan trọng của Coronavirus

27/08/2023 04:32:00 GMT+0700

Coronavirus gây dịch COVID-19 xâm nhập vào các tế bào thông qua một protein được gọi là thụ thể men chuyển đổi angiotensin 2 (ACE2) và vị trí của protein này có thể là một yếu tố cần thiết để hiểu được sự lây lan của virus. Nguồn: DS Huỳnh Văn Nhiệm (theo Medical News Bulletin, 6.9.2020)

sile

Uống nước đá có làm viêm họng?

27/08/2023 04:16:00 GMT+0700

Vậy tại sao khi bị đau vì chấn thương hay đụng dập người ta lại chườm đá lạnh để giảm đau? Mà quả thật nhờ chườm nước đá lạnh giảm đau và giảm sưng rất nhanh. Vậy uống nước lạnh có làm viêm họng không? Khi bị viêm họng thì nên uống nước lạnh hay nước ấm?

sile

Sử dụng dung dịch súc miệng - họng trong mùa dịch COVID-19

26/08/2023 15:15:00 GMT+0700

Dung dịch súc miệng - họng là loại thuốc sát trùng tại chỗ được sử dụng với mục đích chính là diệt vi khuẩn dành cho các trường hợp nhiễm trùng răng miệng, hoặc sau các thủ thuật ở vùng răng - miệng - họng. Dung dịch súc miệng - họng hiện nay có rất nhiều loại với thành phần khác nhau có bán trên thị trường.

sile

Nên phát hiện tật điếc từ khi mới sinh

16/05/2023 06:55:00 GMT+0700

Thông thường, bố mẹ chỉ phát hiện con mình bị tật điếc vào lúc 2 – 3 tuổi. Trong thời gian này, trong 24 tháng hay đôi khi hơn nữa trẻ không nhận được các kích thích cảm giác; vì vậy, ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ cũng như sự phát triển của tiếng nói.

sile

Những ứng dụng mới trong điều trị hen

16/05/2023 06:48:00 GMT+0700

Hen là một bệnh khá phổ biến, ở Việt Nam tỷ lệ bệnh nhân mắc hen chiếm 5% dân số. Hậu quả do bệnh hen gây ra là không nhỏ (chi phí điều trị, nghỉ việc, nghỉ học do nằm viện), nhưng nguy hiểm hơn, cơn hen nặng kịch phát có thể gây tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

sile

Khẩu trang giúp cắt giảm một nửa khoảng cách lan truyền của coronavirus

23/02/2023 10:53:00 GMT+0700

Theo phát hiện mới đây của các nhà nghiên cứu ở Florida, khẩu trang đã giúp cắt giảm hơn một nửa khoảng cách mà các mầm bệnh trong không khí như coronavirus có thể di chuyển.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}