Hiểu bệnh A-Z - Tim mạch

23/02/2023 GMT+0700

Hạ huyết áp tư thế

PGS.TS Bùi Khắc Hậu

Hạ huyết áp tư thế là gì?

Theo Hiệp hội Thần kinh Tự chủ Hoa Kỳ và Viện Thần kinh Hoa Kỳ, hạ huyết áp tư thế là tình trạng huyết áp tâm thu giảm ít nhất 20mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương giảm ít nhất 10mmHg hoặc cả hai khi ở tư thế đứng trong vòng 3 phút. Có nghĩa là một hình thức của huyết áp thấp xảy ra khi đứng lên từ ngồi hoặc nằm. Hạ huyết áp tư thế thường là nhẹ, kéo dài vài giây đến vài phút sau khi đứng. Tuy vậy, hạ huyết áp tư thế nếu lặp đi lặp lại nhiều lần và trong nhiều thời gian có thể là một dấu hiệu của nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn cần được thăm khám thật cẩn thận để chữa trị đúng, hiệu quả.  

Huyết áp, huyết áp thấp, tụt huyết áp

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch (được gọi là huyết áp động mạch). Khi tim co bóp, máu sẽ được đẩy đi và ép vào thành của động mạch làm cho thành động mạch căng ra và được gọi huyết áp tâm thu (huyết áp cao nhất). Sau khi co bóp, tim sẽ dãn ra và khi đó thành động mạch sẽ co lại về trạng thái ban đầu, số đo ở thời điểm này là huyết áp tâm trương (huyết áp thấp nhất). Ở người bình thường chỉ số huyết áp mục tiêu là 120/80mmHg. Khi huyết áp ≥ 140/90mmHg được gọi là tăng huyết áp, khi huyết áp dưới 100/80mmHg, được gọi là huyết áp thấp và khi huyết áp dưới 90/60mmHg được gọi là tụt huyết áp. 

Như vậy, huyết áp thấp khác với tụt huyết áp. Có hai loại huyết áp thấp (huyết áp thấp sinh lý và huyết áp thấp bệnh lý - tụt huyết áp). Huyết áp thấp sinh lý thường gặp ở những người khỏe mạnh với đặc điểm huyết áp thấp duy trì trong suốt cuộc đời, có thể do thể trạng, do sống ở vùng núi cao (để thích nghi với sự thiếu oxy do loãng không khí trường diễn) hoặc do di truyền. Vì vậy, huyết áp thấp sinh lý thường khó phát hiện được những biến đổi khác thường khi chẩn đoán lâm sàng cũng như xét nghiệm hoặc cận lâm sàng. Huyết áp thấp bệnh lý có 2 loại, hạ huyết áp tư thế: cấp tính và mãn tính (tụt huyết áp tư thế). Hạ huyết áp tư thế cấp tính thường biểu hiện hoa mắt chóng mặt, vã mồ hôi, rất mệt, đánh trống ngực, đôi khi bị ngất xỉu và đôi khi chỉ thoáng qua. 

Nguyên nhân hạ huyết áp tư thế cấp tính có thể do xuất huyết (dưới da, niêm mạc, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục), do dùng thuốc hạ huyết áp quá liều, do hạ đường huyết (đường huyết dưới 2,5mmol/l), do chấn thương chảy máu nhiều, do mất nước (tiêu chảy, sốt). 

Hạ huyết tư thế mãn tính có thể là nguyên phát do giảm trương lực thần kinh - mạch máu, do thiếu máu, mắc bệnh nhiễm trùng cấp tính (nhiễm trùng huyết) hoặc nhiễm trùng mãn tính (viêm họng mãn, viêm loét dạ dày - tá tràng, viêm đường mật, sâu răng, viêm lợi...) hoặc do sau ngộ độc thức ăn, ngộ độc độc tố của vi khuẩn (ngộ độc thức ăn do vi khuẩn) và các chất độc trong phân (bị táo bón kéo dài). Ngoài ra hạ huyết áp tư thế còn có thể do rối loạn chức năng tuyến thượng thận (bệnh Addison), bệnh tuyến yên hoặc bệnh tuyến giáp làm thiếu hụt hormon hoặc do giảm đường huyết (glucoza huyết).

Giảm đường huyết có thể do ăn thiếu bữa, thiếu số lượng tinh bột (cơm, bánh mì), do suy dinh dưỡng, lười uống nước, ít ăn rau, quả hoặc dùng thuốc hạ đường huyết trong bệnh đái tháo đường. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ăn uống kém hoặc do ốm yếu nằm lâu ngày, ít vận động sẽ ảnh hưởng đến trương lực cơ tim, trương lực thành mạch, từ đó sẽ làm giảm lưu lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan, đặc biệt là tim và não bộ gây nên hiện tượng hạ huyết áp khi đứng dậy từ ngồi hoặc nằm.

Hạ huyết áp tư thế có nhiều nguyên nhân cần được các bác sĩ chuyên khoa khám và theo dõi. Nguồn: ConsumerLab

 

Hạ huyết áp tư thế cũng có thể do tác động của chấn thương tâm lý liên tục (stress), hoặc có thể do thiếu hụt hemoglobin (nếu thấp dưới 9g/dl sẽ làm cho lượng oxy vận chuyển tới não bộ và tim bị giảm). Một số người bị hạ huyết áp tư thế do dùng một số thuốc ảnh hưởng đến huyết áp như thuốc lợi tiểu, thuốc chữa tăng huyết áp, thuốc chữa bệnh tim mạch, thuốc chữa bệnh Parkinson hoặc do dùng thuốc điều trị tăng sinh tiền liệt tuyến (Xatral, Duodart…). Một số người bị hạ huyết áp tư thế sau khi ăn, do lượng máu dồn nhiều xuống cơ quan tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn. Ngoài ra, có một số người bị hạ huyết áp tư thế nhưng chưa xác định được nguyên nhân.     

Nhận biết hạ huyết áp tư thế 

Muốn biết có bị hạ huyết áp tư thế hay không thì chỉ cần đo huyết áp. Để người bệnh nằm nghỉ khoảng 20 phút rồi đo huyết áp ở tư thế nằm. Sau đó, cho bệnh nhân đứng dậy. Sau khi đứng từ 5 – 10 phút sẽ đo huyết áp ở tư thế này. Nếu thấy huyết áp tâm thu tụt xuống ≥ 20mmHg so với huyết áp khi nằm là có thể gọi hạ huyết áp tư thế. Nên kiểm tra huyết áp vào những thời điểm huyết áp thường thấp nhất như buổi sáng sớm lúc vừa ngủ dậy, buổi tối trước khi đi ngủ, buổi chiều tối hoặc sau khi vừa ăn xong.

Triệu chứng hạ huyết áp tư thế

Triệu chứng của hạ huyết áp tư thế cấp tính thường có hoa mắt, chóng mặt trong vài giây, thậm chí ngất xỉu. 

Triệu chứng của hạ huyết áp tư thế mãn tính thường có đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi...), mệt mỏi, rất muốn nghỉ ngơi, lười hoạt động, lười suy nghĩ, thiếu tập trung tư tưởng, chóng quên. Đôi khi cảm giác buồn nôn, vã mồ hôi nhưng vẫn thấy lạnh. Ngoài ra, hạ huyết áp tư thế mãn tính có thể làm giảm khả năng tình dục vốn dĩ đã suy giảm. Một số xuất hiện tình trạng rụng tóc.

Để chẩn đoán hạ huyết áp tư thế cần làm xét nghiệm máu, điện tim, siêu âm tim, kiểm tra sức khỏe tim…

Phòng hạ huyết áp tư thế

Người bị hạ huyết áp tư thế cần được khám bệnh và theo dõi ở cơ sở y tế tin cậy (tốt nhất chuyên khoa tim mạch) để có tư vấn, chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. 

Để phòng hạ huyết áp tư thế nên có chế độ ăn uống hợp lý, không nên bỏ bữa và uống đủ lượng nước hàng ngày. Cố gắng ăn nhiều rau trong các bữa ăn chính. Ngoài ra, nên ăn các loại quả để tăng vi chất cần thiết và bổ sung thêm lượng nước. Có thể uống cà phê và trà vào các buổi sáng. Nên vận động cơ thể, không nên ngồi lâu một chỗ. Hình thức vận động cơ thể tùy theo điều kiện và tùy theo sức khỏe của từng người. Cần ngủ đủ thời gian cần thiết trong ngày (từ 7 – 8 giờ), đặc biệt chú ý đến chất lượng của giấc ngủ.

 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phòng đột quỵ khi tập thể dục chơi thể thao

07/01/2024 06:50:00 GMT+0700

Đột quỵ khi chơi thể thao, tập luyện thể dục có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào ngay cả ở những người còn trẻ; tuy vậy, thường gặp nhất vẫn là ở người đã có sẵn các yếu tố nguy cơ như mắc bệnh nền, tuổi cao kết hợp thời tiết nóng, lạnh đột ngột. Vì vậy, đối với các đối tượng có nguy cơ cao cần hết sức cảnh giác khi tập thể dục, chơi thể thao, đặc biệt khi thời tiết khắc nghiệt (nóng quá hoặc lạnh quá).

sile

Hiểu đúng về nhịp tim nhanh - chậm

08/09/2023 04:04:00 GMT+0700

Có một tình trạng diễn ra trong cơ thể liên quan đến quả tim mà chúng ta sẽ rất ngạc nhiên, đó là tim hoạt động không mệt mỏi với gần 100.000 lần đập (co bóp) trong một ngày, như vậy mỗi năm tim đập 37 triệu lần và nói chung một đời người trung bình có đến 3 tỉ lần tim đập. Đúng là một bộ phận hoạt động bền bỉ và hiệu quả. Bình thường tim co bóp đều đặn (tiếng tim nghe được với khoảng cách thời gian đều nhau) nhưng đôi khi tim của chúng ta đập nhanh đột ngột mà không có lý do gì.

sile

Hẹp van 2 lá

05/09/2023 01:54:00 GMT+0700

Van 2 lá có cấu trúc từ tổ chức xơ sợi gồm có 2 lá van: lá van trước với sợi xơ liên tục vòng van động mạch chủ và lá van sau được cố định bởi vòng van. Van 2 lá là nơi nối liền nhĩ trái và thất trái. Máu sẽ di chuyển một chiều từ nhĩ xuống thất, buồng tâm nhĩ có áp suất thấp, thành mỏng (như là một bình chứa máu đưa về tâm thất), trong khi đó tâm thất là một cái bơm (bơm máu ra động mạch chủ).

sile

COVID-19 & bệnh lý tim mạch

27/08/2023 06:40:00 GMT+0700

Từ tháng 12.2019, chủng virus corona mới (SARS-CoV-2) đã gây dịch nhiễm trùng hô hấp cấp tính (COVID-19) tại thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc), sau đó lan rộng ra hầu hết các nước trên thế giới, đến mức tháng 3.2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Các nghiên cứu lâm sàng cũng cho thấy mối liên quan giữa COVID-19 và bệnh lý tim mạch.

sile

COVID-19 & bệnh nhân tăng huyết áp

27/08/2023 06:30:00 GMT+0700

Tăng huyết áp (hay huyết áp cao) là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. Các thống kê tại Việt Nam cũng như tại nhiều nước đều cho thấy: hơn 60% những người từ 60 tuổi trở lên đều có triệu chứng tăng huyết áp. Tuy nhiên, có nhiều người đang bị tăng huyết áp nhưng do chủ quan hoặc không có điều kiện kiểm tra huyết áp nên không biết mình đang mắc bệnh này.

sile

Phòng ngừa bệnh lý tim mạch không dùng thuốc

20/08/2023 03:14:00 GMT+0700

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân gây ra tử vong đứng hàng đầu, ở mọi quốc gia. Ngoài yếu tố bẩm sinh, đa số trường hợp là do mắc phải, trong đó có sai lầm trong lối sống.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}