Dùng thuốc đúng

18/12/2024 GMT+0700

Bảo quản thuốc tại nhà cũng phải đúng cách

DS Nguyễn Khánh Chi

Ngày nay có lẽ gia đình nào cũng để một ít thuốc cần thiết tại nhà để dùng khi hữu sự. Nhưng nếu bảo quản thuốc sai cách, thuốc có thể gây hại cho người dùng.

Bảo quản thuốc đúng cách giúp bảo toàn hiệu quả của thuốc. Ảnh: Pexels

Một khảo sát công bố trên tạp chí Inovations Pharmacy năm 2021 cho thấy hơn một nửa số gia đình tại Mỹ bảo quản thuốc sai cách. Chưa có khảo sát nào tại Việt Nam về chuyện này, nhưng nếu có thì số gia đình bảo quản thuốc sai cách ở nước ta có lẽ không ít.

Trời quá nóng, quá lạnh có thể làm hư thuốc
Thuốc để ở những nơi nhiệt độ quá cao hay quá thấp sẽ ảnh hưởng đến tác dụng thuốc. Theo Dược điển Hoa Kỳ, thuốc uống nên được bảo quản ở nhiệt độ 20 - 25 độ C.

Skye McKennon, phó giáo sư Trường Dược Đại học Washington (Hoa Kỳ), giải thích thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh có thể khiến thuốc tiếp xúc với ngưỡng nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn nhiệt độ bảo quản thuốc cho phép. Điều này khiến cho thuốc bị thay đổi về mặt vật lý, mất tác dụng, thậm chí đe dọa sức khỏe người dùng.

Đối với những thuốc thông thường như thuốc giảm đau, hạ sốt, tác dụng giảm đi có lẽ không ảnh hưởng quánhiều đến người dùng. Nhưng nếu là những thuốc cấp cứu như thuốc chống dị ứng, thuốc hạ huyết áp khẩn cấp, hoặc thuốc dùng điều trị bệnh mạn tính như insulin dùng trong trị đái tháo đường, tác dụng thuốc suy giảm có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Vấn đề ở đây là nếu dựa vào hình dáng bên ngoài không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhận biết được thuốc bị hư hỏng do nhiệt độ. Theo tiến sĩ McKennon, kem hydrocortisone có thể bị tách lớp và mất tác dụng trong thời tiết nóng bức. Các thuốc tuyến giáp, thuốc tránh thai và các loại thuốc chứa hormone càng dễ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ hơn. Chúng cũng thường có thành phần protein và khi protein nóng lên sẽ làm đặc tính thuốc thay đổi.

Nhưng không chỉ nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp cũng có thể ảnh hưởng đến thuốc, điều mà ít người nghĩ đến. Insulin mất tác dụng nếu bị đóng băng. Điều tương tự cũng xảy ra cho mọi loại thuốc hỗn dịch, vì vậy bạn cần lắc chúng trước khi sử dụng.

Đối với những loại thuốc khi thay đổi nhỏ về liều lượng có thể tạo ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe như insulin, thuốc chống động kinh và thuốc chống đông máu, bạn phải hết sức thận trọng về nhiệt độ bảo quản, không để ở nơi nóng quá hoặc lạnh quá. Tốt nhất nên để thuốc trong môi trường có nhiệt độ khuyến cáo của nhà sản xuất.

Coi chừng độ ẩm cao

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Ảnh: Freepik

Một số người có thói quen trữ thuốc trong phòng tắm vì nghĩ phòng tắm là nơi mát mẽ, phù hợp để bảo quản thuốc. Nhưng họ quên rằng phòng tắm là nơi có độ ẩm rất cao. Theo tiến sĩ Eric MacLaughlin, chủ nhiệm khoa Dược Trung tâm Khoa học sức khỏe Đại học Texas Tech (Hoa Kỳ), độ ẩm cao có thể làm mòn lớp phủ bên trên thuốc và phá vỡ các thành phần hoạt tính của thuốc.

Nên lưu ý, bất kỳ loại que thử chẩn đoán nào như que thử lượng đường máu, que thử thai hoặc que thử rụng trứng đều cực kỳ nhạy cảm với độ ẩm. Quá nhiều hơi ẩm bám vào que thử sẽ làm loãng hóa chất thử và dẫn đến kết quả sai lệch.

Không chỉ que thử, các tá dược bên trong thuốc cũng hút ẩm cao. Độ ẩm cao có thể tạo ra ảnh hưởng trên tá dược và làm thay đổi dược chất thuốc. Có một điều mà ai cũng biết, độ ẩm là mối đe dọa đặc biệt đối với các thuốc viên sủi. Vì thế trên các tờ hướng dẫn sử dụng vitamin C sủi, nhà sản xuất luôn lưu ý thuốc cần được bảo quản trong hộp kín, tránh nơi ẩm thấp.

Một lưu ý khác trong bảo quản thuốc là không lấy thuốc khỏi bao bì nếu chưa sử dụng. Bao bì thuốc được thiết kế để tránh độ ẩm hoặc ánh sáng làm ảnh hưởng đến tính chất thuốc. Lấy thuốc khỏi bao bì có thể làm thuốc tiếp xúc trực tiếp với độ ẩm và ánh sáng, khiến thời hạn thuốc bị rút ngắn nhanh chóng.

Để thuốc xa tầm tay trẻ em

Nên để thuốc tại vị trí tránh xa tầm với trẻ em. Ảnh: Freepik 

Năm qua một em bé 2 tuổi ở Tuyên Quang phải nhập viện cấp cứu do dùng nhầm thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt Levomepromazin 25 mg. May mắn các bác sĩ đã kịp thời rửa ruột và cứu sống bé, nhưng đây là hồi chuông cảnh báo về hiểm họa khi trẻ em bị ngộ độc do người lớn bảo quản thuốc sai cách.

Hằng năm, nhiều trẻ được đưa đến bệnh viện vì uống nhầm thuốc. Các trẻ ở độ tuổi khám phá thường tò mò và hiếu động. Nhiều loại thuốc rất giống kẹo, làm trẻ không phân biệt được từ đó dẫn đến việc uống nhầm thuốc.

Không chỉ trẻ em, người cao tuổi suy giảm nhận thức cũng có thể uống nhầm thuốc nếu đặt thuốc trong tầm tay họ. Để tránh điều này, thuốc nên được để ở nơi riêng biệt, có khóa, tránh xa tầm với của trẻ em, người cao tuổi
và động vật.

Ngoài ra, trước khi dùng thuốc cũng nên lưu ý đến hạn dùng thuốc. Một số thuốc được trữ sẵn trong nhà quá lâu, đến khi chúng ta nhớ ra để sử dụng thì hạn sử dụng đã hết từ lâu. Thuốc quá hạn dùng có thể mất tác dụng, thay đổi tác dụng hoặc sinh ra chất độc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy bạn nên kiểm tra kỹ hạn dùng thuốc trước khi sử dụng.
 

4 NGUYÊN TẮC BẢO QUẢN THUỐC

1. Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, độ ẩm thấp và không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc nguồn nhiệt cao.

2. Đặt thuốc ở nơi dễ lấy, bố trí theo vị trí dễ dàng tìm kiếm và dễ lấy đối với những thuốc cần thiết.

3. Tủ thuốc nên đặt trên cao, có khóa an toàn (nếu cần); tránh xa tầm tay trẻ em, người suy giảm nhận thức và động vật.

4. Trước khi sử dụng thuốc cần kiểm tra kỹ hạn dùng thuốc. Dùng thuốc hết hạn có thể làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc gây ra tác dụng phụ.

 

Theo TSK số 689

Ngày đăng: 18/12.2024

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Hệ vi khuẩn đường ruột, con đường từ phân đến thuốc

21/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Hơn một thập kỷ trước, con người biết rất ít về hệ vi khuẩn đường ruột (microbiome) sống vui vẻ bên trong và trên cơ thể chúng ta. Nhưng giờ đây ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chúng có thể thay đổi tương lai sức khỏe con người.

sile

Vì sao chưa có thuốc ngừa thai nam?

21/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Đã có thuốc tránh thai nữ giới, nhưng vì sao đến nay vẫn chưa có thuốc tương tự cho quý ông? Vấn đề không đơn giản.

sile

Tết nhất cẩn thận bệnh tim mạch

31/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Tết Nguyên Đán là dịp đoàn tụ gia đình cũng như gặp gỡ bạn bè người thân. Những bệnh nhân tim mạch cần lưu ý các biến cố tim mạch quan trọng như rung nhĩ, đột quỵ, nhồi máu cơ tim có xu hướng tăng vào dịp năm mới.

sile

Bảo quản thuốc tại nhà cũng phải đúng cách

18/12/2024 00:00:00 GMT+0700

Ngày nay có lẽ gia đình nào cũng để một ít thuốc cần thiết tại nhà để dùng khi hữu sự. Nhưng nếu bảo quản thuốc sai cách, thuốc có thể gây hại cho người dùng.

sile

Khi thuốc làm con người trở nên ..."xấu xí"

04/12/2024 00:00:00 GMT+0700

Năm 2011, Didier Jambart, một người Pháp 51 tuổi, đã kiện công ty dược Anh quốc GlaxoSmithKline khi cho rằng thuốc Requip trị Parkinson mà ông uống biến ông thành người mê cờ bạc, trộm cắp và nghiện tình dục đồng giới.

sile

Những điều cần biết về vaccine sốt xuất huyết

04/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tháng 5 năm nay Bộ Y tế cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam và tháng 9 qua, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai tiêm vaccine này cho người dân.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}