Vui khỏe mỗi ngày

20/01/2025 GMT+0700

Ba lời khuyên ăn uống trong ngày Tết

BS Vương Thị Thanh Nhàn, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – TP.HCM

Dinh dưỡng ngày Tết, không nên ăn quá nhiều thực phẩm trong một bữa ăn vì sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa.

1. Cân đối thức ăn

Bàn ăn ngày Tết thường gồm nhiều món tinh bột, đạm và dầu mỡ, trong khi trái cây và rau củ lại ít hơn bình thường, điều này khiến cho cân bằng dinh dưỡng bị phá vỡ. Trong khi tiệc tùng là không thể tránh, để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể bạn có thể áp dụng những mẹo nhỏ sau:

Vì sao có chuyện này? Trước hết bàn ăn ngày Xuân hoàn toàn khác ngày thường vì có nhiều món ăn ngon cùng lúc như thịt kho hột vịt, bánh chưng, giò chả, bánh tráng tai heo, kẹo mứt. Nhưng những món ăn này vốn dĩ chứa nhiều muối, đường, giàu năng lượng, rất bất lợi cho tim mạch.

Ngày Tết chúng ta cũng có xu hướng sử dụng nhiều bia rượu, thức khuya, mất ngủ, ăn uống không điều độ. Rồi những cuộc tiếp đón người khác đến chơi nhà, ra ngoài đi thăm viếng người thân và bạn bè liên tục cũng làm chúng ta mệt mỏi, căng thẳng.

Những hoạt động này có thể khiến bệnh nhân lơ là, quên uống thuốc điều trị hoặc uống thuốc không đúng như thầy thuốc hướng dẫn. Thậm chí có người bệnh còn không chú ý tới các dấu hiệu bất thường của cơ thể, hoặc có xu hướng trì hoãn khám bệnh với tâm lý “ăn Tết cái đã, ra Giêng tính sau”.

Tựu trung những điều này làm cho người bệnh tim mạch dễ gặp sự cố trong ngày Xuân, không ít trường hợp đến bệnh viện muộn lỡ mất thời gian vàng cấp cứu. Nhưng bạn hoàn toàn có thể tận hưởng những ngày Tết vui vẻ nếu “bỏ túi” những lưu ý sau:

- Khám định kỳ với bác sĩ tim mạch: Điều này giúp bạn được bác sĩ điều chỉnh các bất thường sức khỏe trước kỳ nghỉ dài. Bạn nên uống thuốc đúng giờ, vào một giờ nhất định để tránh quên. Cần kiểm tra lại xem mình có đủ thuốc uống qua Tết hay chưa, tránh trường hợp hết thuốc ngay lễ Tết có thể khó mua thuốc hơn ngày thường.

- Để ý các biểu hiện bất thường và không chần nhưng phải luôn nhắc nhở mình dùng VỪA ĐỦ.

Một nguyên tắc đơn giản có thể áp dụng là chỉ gắp 1 đũa cho một món vào 1 chén, điều này giúp bạn phòng ngừa sự cố tim mạch và cũng cảm nhận đủ hương vị ngày Tết. Cần kiểm soát việc sử dụng rượu bia, nhất là rượu mạnh. Lý tưởng là bạn không nên uống nhiều hơn 1 chai bia/ngày

- Ngủ đủ giấc: Bảo đảm thời gian ngủ 8 tiếng/tối để tái tạo năng lượng và xua tan căng thẳng.

- Theo dõi huyết áp mỗi ngày: Huyết áp tăng là yếu tố nguy hiểm gây ra các biến cố tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim. Người ta nhận thấy trị số huyết áp tâm thu tăng 10 mmHg sẽ khiến nguy cơ đột quỵ tăng 25%. Vì vậy trong những ngày Tết bạn nhớ uống thuốc huyết áp đều đặn và nên đo huyết áp để biết chỉ số huyết áp của mình, nhất là khi đi du lịch và có tiệc tùng nhiều.

Tóm lại, đối với bệnh nhân tim mạch cách chuẩn bị đón Tết tốt nhất là duy trì các thói quen và lối sống lành mạnh như ngày thường. Nếu thực sự mong muốn đón thêm nhiều mùa Xuân vui khoẻ nữa, bạn hãy tích cực thay đổi từ bây giờ nhé.

Tuân thủ nguyên tắc “Dĩa thức ăn bổ dưỡng” (Healthy Eating Plate) mà các chuyên gia dinh dưỡng Trường Harvard (Hoa Kỳ) đề nghị gồm 1/2 dĩa thức ăn là rau củ và trái cây; 1/4 dĩa ngũ cốc nguyên cám và 1/4 dĩa đạm. Lượng chất béo từ dầu thực vật khoảng 4 muỗng cà phê/ngày (20g).

Ngoài những bữa tiệc, nên ưu tiên các ăn bữa nhẹ như salad, yến mạch ngâm cùng sữa chua qua đêm, hoặc chỉ uống nước detox. Khi ăn tiệc nên nhớ quy tắc 10 phút, đó là thời gian để dạ dày bạn gửi tín hiệu “Tôi no rồi” đến não. Sau khi ăn xong phần đầu tiên hãy nghỉ 10 phút, trò chuyện với bạn bè và uống một ít nước. Sau đó kiểm tra lại cảm giác thèm ăn để nhận ra bạn đủ no chưa hoặc chỉ cần ăn thêm một phần nhỏ.

2. Uống đủ nước, nhưng chừng mực bia, rượu, nước ngọt

Vào ngày Tết người ta rất dễ quên uống nước, trong khi cơ thể vẫn cần khoảng 2 lít nước/ngày để đảm bảo các nhu cầu cơ bản. Khi uống nước nên uống từng ngụm, ngậm vài giây trước khi nuốt, vào những thời điểm sau: sáng ngủ dậy, uống trước khi ăn điểm tâm 30 phút, trước đi tắm 30 phút, trước và sau khi tập thể dục và trước khi đi ngủ.

Ưu tiên uống nước ấm, mỗi lần 200-400ml. Nếu ăn quá nhiều, bạn có thể uống thêm nước detox hoặc nước chanh để dễ tiêu hóa. Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế, một ngày phụ nữ không nên uống quá 250ml bia (5%) hoặc 100ml rượu vang (12%) hoặc 30ml rượu mạnh (40%). Nam giới có ngưỡng cao gấp đôi. Không uống quá 5 ngày/tuần.

Tránh uống rượu, bia, nước ngọt cùng lúc vì bia và nước ngọt chứa nhiều khí carbonic làm quá trình thẩm thấu cồn vào cơ thể nhanh hơn. Nồng độ cồn tăng cao và nhanh trong máu có thể gây ngộ độc cồn và nguy hiểm đến tính mạng. Tránh uống bia, rượu khi bụng đói vì dễ dẫn đến say rượu.

3. Bổ sung probiotic và prebiotic

Ăn trễ, ăn uống quá mức trong hoàn cảnh ít vận động vào ngày Tết khiến cơ thể bạn bị quá tải, khó chịu, đầy hơi, vì vậy việc bổ sung probiotic và prebiotic giúp ruột khỏe hơn và cải thiện tình trạng này.

Nên ăn nhiều thực phẩm có chứa probiotic, lợi khuẩn này giúp bộ máy tiêu hóa hoạt động tốt hơn và cải thiện môi trường sống của ruột. Các thực phẩm chứa probiotic gồm sữa chua, sữa lên men, cải chua, kim chi, kombucha. Mỗi ngày dùng 1 hũ sữa chua là lựa chọn tuyệt vời.

Ngoài probiotic, prebiotic (chất xơ hòa tan) là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn probiotic, chúng khỏe mạnh giúp cho bộ tiêu hóa của bạn hoạt động tốt hơn. Prebiotic có nhiều trong các loại đậu và đậu Hà Lan, yến mạch, chuối, các loại quả mọng (như nho, dâu tây, việt quất, mâm xôi), măng tây, tỏi, hành tây, hoặc bạn có thể dùng sản phẩm chứa prebiotic theo hướng dẫn của bác sĩ.

BẢO QUẢN THỰC PHẨM QUA CHẾ BIẾN

Các loại thực phẩm như bánh chưng, bánh tét, giò chả, thịt đông chỉ để ngoài trời từ 2-4 tiếng, tốt nhất nên bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Ăn đến đâu lấy ra đến đó sẽ giúp giữ được hương vị đặc trưng và bảo quản lâu hơn (có thể 5-7 ngày).

Không nên dùng lại các món rau để qua đêm vì hàm lượng nitrat có trong rau xanh sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành nitrit, một chất có thể gây ung thư. Dù có đun lại chăng nữa bạn cũng không thể loại bỏ được nitrit.

Tủ lạnh không phải là “chiếc tủ thần kỳ” để bảo quản đồ ăn. Thức ăn lấy ra ở trong tủ lạnh chỉ sử dụng một lần cho bữa sau. Thức ăn để lâu trong tủ lạnh vẫn có thể sinh ra độc tố, dù đun lại chúng vẫn còn khả năng gây ngộ độc cho người sử dụng. Nên chế biến lượng thức ăn vừa đủ, đừng để dư thừa, vì khi thừa đun lại thức ăn sẽ bị hao hụt chất dinh dưỡng.

 

Theo TSK số 690+691

Ngày đăng: 20/01/2025

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Ig Nobel giải thưởng "khó đỡ" nhưng nghiêm túc

23/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Giải Ig Nobel (chữ Ig viết tắt của từ ignoble nghĩa là “không cao quý”) là giải thưởng nhằm vinh danh các công trình nghiên cứu hoặc sáng kiến hài hước, khác thường nhưng đầy ý nghĩa, khơi gợi sự tò mò và kích thích tư duy.

sile

Nằm đúng tư thế để ngủ ngon, sống khỏe

21/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Bạn có bao giờ thức giấc với cảm giác đau lưng, mỏi cổ hoặc đơn giản là không thấy khỏe khoắn sau một đêm dài? Có thể tư thế ngủ của bạn là nguyên nhân gây ra những vấn đề này.

sile

Kỷ Tử "báu vật" giúp trẻ lâu sống thọ

21/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngoài mong muốn sống hạnh phúc, không lo lắng cuộc sống vật chất, con người thời nào cũng mong sống trẻ khỏe, trường thọ. Kỷ tử là một trong những giải pháp giúp họ thực hiện được ước mơ sau này.

sile

Tập luyện thế nào sau uống rượu, bia ngày Tết

20/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Uống bia, rượu trong các buổi họp mặt ngày Tết là điều khó tránh khỏi. Đối với những người vẫn duy trì tập luyện trong những ngày này, việc tuân thủ những nguyên tắc sau có thể giúp bạn đạt được mục tiêu tập luyện và tránh khỏi những vấn đề sức khỏe.

sile

7 tiến bộ lớn trong nghiên cứu bệnh tim mạch năm 2024

20/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngày nay bệnh tim mạch trở nên phổ biến và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Kết thúc năm 2024, Hiệp hội Tim Hoa Kỳ (AHA) đã đánh giá những nghiên cứu sau đây là quan trọng vì chúng mở ra cách tiếp cận mới trong điều trị và phòng ngừa bệnh tim mạch.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}