Ăn bao nhiêu muối mỗi ngày là vừa?

BSCKI. Đào Thị Yến

Muối ăn chính là natri clorua (NaCl) mà thành phần natri là một chất điện giải có vai trò rất quan trọng trong cơ thể sống. Trong thực phẩm thiên nhiên hàng ngày dùng để nấu ăn đã có sẵn 3 – 5g muối. Nguồn natri từ thức ăn động vật nhiều hơn trong thức ăn thực vật. Nhưng thường chúng ta phải nêm thêm muối thì mới có thể ăn đủ được lượng thực phẩm đáp ứng nhu cầu năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể hàng ngày. Thường khẩu phần ăn hàng ngày của chúng ta nhiều muối hơn nhu cầu cần thiết của cơ thể. Ở những người có chức năng thận tốt thì chất khoáng dư thừa sẽ được thải ra ngoài qua nước tiểu để ổn định lượng khoáng và nội môi trong cơ thể.

Theo khuyến cáo của Viện Dinh dưỡng, mỗi ngày một người khỏe mạnh bình thường chỉ nên ăn từ 6 – 10g muối (khoảng dưới 2 muỗng cà phê muối một ngày). Tổng lượng muối nhập vào cơ thể từ thực phẩm ăn vào, cá ướp muối, dưa cà muối, các loại mắm, đồ hộp, chả lụa, xúc xích, món canh, xào, kho mặn, mắm muối chấm trên bàn ăn, nước uống có muối,… Những người lao động thể lực nặng, thời tiết nóng bức, làm việc chỗ nóng,… mất nhiều muối qua mồ hôi thì cần được bổ sung trở lại lượng muối này qua thức ăn (nêm canh, xào, chấm thêm muối hay nước chấm trên bàn ăn hoặc ăn cà muối, dưa muối, cá muối).

Rất hiếm khi gặp tình trạng bị thiếu muối trong khẩu phần ăn hàng ngày của người khỏe mạnh bình thường. Tình trạng natri huyết thấp chỉ xảy ra ở những người bị mất natri do tiêu chảy, nôn, ra quá nhiều mồ hôi, hoặc bị bệnh thận. Một nguy cơ thường gặp là tiêu thụ quá nhiều muối. Việc ăn mặn nhiều muối thường xuyên lúc còn trẻ đã có bằng chứng liên quan tới bệnh tăng huyết áp (theo Mitchell năm 1989). Lượng muối ăn dư thừa trong cơ thể sẽ dần dần được thải qua thận (natri niệu tăng) và thận phải tăng hoạt động liên tục, trong khi natri còn ở trong cơ thể sẽ giữ nước làm mệt tim phải vận chuyển một khối lượng máu tăng. Nếu thận kém không lọc máu để loại bớt natri được, nếu tim yếu không chuyển được máu về thận… thì cơ thể sẽ giữ nước lại, gây phù nhẹ ở mu bàn chân, ở mặt rồi ở bụng. Vì vậy đối với người bệnh tim, bệnh thận cần hạn chế ăn nhiều muối.

Đối với trẻ em, nhất là ở những trẻ nhỏ sinh non tháng thì chức năng thận còn yếu kém, lượng muối nhập vào cơ thể (qua sữa, dịch truyền nếu có) cần hạn chế ở mức thấp nhất. Ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ vì lượng muối trong sữa mẹ thấp hơn hẳn so với sữa bò. Thành phần chất khoáng thấp là một ưu điểm khi lựa chọn những loại sữa non tháng và sữa công thức 1 dành cho trẻ dưới 6 tháng. Như vậy, các bà mẹ cần lưu ý không được dùng nước khoáng để pha sữa cho trẻ hoặc cho trẻ uống hàng ngày. Bước vào tuổi ăn dặm (sau 6 tháng tuổi) nên hạn chế nêm nếm muối, nước mắm vào thức ăn dặm của trẻ. Cảm giác vị giác của trẻ em còn tinh nhạy hơn so với người lớn, vì vậy khi cần nêm thức ăn cho trẻ thì phải nêm nhạt hơn “lưỡi” của người lớn, người lớn thấy vừa miệng là có thể đã quá mặn so với trẻ. Mì gói (mì tôm) ăn liền là một trong những món ăn khoái khẩu của trẻ em. Tuy nhiên lượng muối trong gói bột nêm là rất cao (khoảng 3g/gói). Vì vậy chỉ nên cho khoảng 1/3 – 1/2 gói bột nêm vào tô mì là vừa. Đi cùng với muối là nước để điều hòa nội môi cơ thể. Với trẻ em, cần khuyến khích cho trẻ uống đủ nước lọc hàng ngày (sao cho nước tiểu thải ra có màu vàng nhạt là tốt, nước tiểu màu vàng sậm là thiếu nước) để có thể thải bớt lượng muối dư thừa ra nếu có.

Như vậy, một điều cần nhớ đối với muối là nên ăn nhạt nhất nếu có thể.

Nhu cầu natri (tối thiểu) khuyến nghị theo độ tuổi (RDA) như sau:

- Trẻ em dưới 6 tháng: 1.200mg/ngày

- Trẻ 6 – 11 tháng: 2.000mg/ngày

- Trẻ 1 tuổi: 2.200mg/ngày

- Trẻ 2 – 5 tuổi: 3.000mg/ngày

- Trẻ 6 – 9 tuổi: 4.000mg/ngày

- Trên 10 tuổi: 5.000mg/ngày

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Sáu biểu hiện định mệnh của sức khỏe

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Đi bộ chậm, leo cầu thang khó khăn, khó đứng vững trên một chân, đó không phải dấu hiệu bình thường ở người lớn tuổi mà có thế là cảnh báo tử vong sớm.

sile

Thức ăn chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ

08/09/2023 02:37:00 GMT+0700

Các tác giả Trung Quốc đã phân tích 19 nghiên cứu được công bố trước đó và kết hợp dữ liệu từ 17 nghiên cứu, liên quan đến hơn 560.000 người với gần 37.000 biến cố tim mạch lớn, chẳng hạn như đau tim hoặc đột quỵ.Nguồn: DS Huỳnh Văn Nhiệm (theo HealthDay)

sile

Ăn ít vẫn mập, tại sao?

08/09/2023 02:14:00 GMT+0700

Kiểm soát cân nặng là một mối quan tâm hàng đầu của nhiều người, có lẽ do cân nặng gắn liền với ngoại hình của một người, giúp cho người đó tự tin hài lòng với cuộc sống hay luôn mặc cảm, tự ti, đánh mất niềm vui trong cuộc sống, từ đó ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và học tập hàng ngày cũng như dẫn tới nhiều bệnh lý về tim mạch, đái tháo đường, rối loạn lipid máu,...

sile

Chế độ ăn chay có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

05/09/2023 01:27:00 GMT+0700

Mới đây. các nhà nghiên cứu từ Đại học Sydney và Bệnh viện Hoàng gia Prince Alfred ở Úc và Đại học Brescia ở Ý đã tìm hiểu xem chế độ ăn chay ảnh hưởng như thế nào đến các yếu tố chính gây rủi ro chuyển hóa tim mạch ở những người mắc bệnh, hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch.Nguồn: DS Huỳnh Trà Kiệu (theo MedicalNewsToday)

sile

Tầm quan trọng của vitamin C với sức khỏe

04/09/2023 08:05:00 GMT+0700

Vitamin C còn có tên là acid L-ascorbic, là một chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe của mọi người. Nó giúp hình thành và duy trì hoạt động của xương, sụn, da, mạch máu… và hỗ trợ hệ thống miễn dịch...

sile

Bàn luận về “Đói ăn rau đau uống thuốc”

04/09/2023 06:49:00 GMT+0700

Từ xa xưa, con người luôn tin tưởng rằng mỗi loại thực phẩm ăn vào đều là những vị thuốc đem đến cho ta sức khỏe và thậm chí còn giúp phòng chống hoặc chữa trị một số bệnh tật. Các danh sư y học ngày xưa như Hoa Đà, Biển Thước của Đông y và cả Hippocrates của Tây y mấy ngàn năm về trước đều nhìn nhận sự liên hệ mật thiết giữa thức ăn và sức khỏe. Hippocrates đã phát biểu: “Hãy để thức ăn trở thành những vị thuốc”. Còn người dân nước ta ai cũng biết câu nói của ông bà xưa để lại: “Đói ăn rau, đau uống thuốc”.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}