Y học cổ truyền

04/09/2023 GMT+0700

Thạch hộc

DS TRẦN XUÂN THUYẾT

Tên khoa học Dendrobium sp, họ Lan (Orchidaceae). Thạch hộc là cây thảo phụ sinh, thân mọc đứng cao khoảng 30cm, có rãnh dọc, chia nhiều đốt. Cây trưởng thành rủ xuống dài khoảng 50 – 80cm. Lá không cuống, mọc thành 2 dãy so le nhau, dài 8 – 12cm, rộng 2 – 2,5cm, gốc thót lại, đầu tù tròn, hai mặt nhẵn. Khi cây rụng hết lá sẽ ra 2 – 4 hoa ở mỗi kẽ lá (nếu trốn hoa sẽ mọc chồi thân). Hoa to, lá đài 3, cánh hoa 2, rộng hơn lá đài, cánh môi to cuộn hình phễu đầu nhọn, mép uốn lượn, họng như nhung có đốm màu tím sẫm. Có mùi thơm nhẹ, tùy theo loài, hoa có màu sắc khác nhau như vàng hoặc hồng hoặc tím. Có loài hoa rất đẹp được trồng làm cảnh. Mùa hoa tháng 4 – 6. Thời gian tồn tại của hoa khoảng 16 – 20 ngày. Dendrobium là một chi lớn gồm nhiều loài phân bố khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam chi này có khoảng 100 loài. Thạch hộc là cây ưa ẩm và chịu bóng, có ở các tỉnh miền núi phía bắc, từ Nghệ An trở ra. Ở miền Nam cây thường mọc ở vùng núi cao 1.000m trở lên. Thạch hộc thường mọc bám trên khe đá vôi ẩm hoặc trên cây gỗ (phụ sinh). Hiện nay, việc khai thác bừa bãi và nạn phá rừng làm cho trữ lượng thạch hộc giảm dần rồi trở nên hiếm. Thạch hộc được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam năm 1996.

Bộ phận dùng

Thân cây trưởng thành (Herba Dendrobii) thu hoạch từ tháng 6 – 10. Thân tươi hay khô của các cây Phi điệp kép (Dendrobium nobile Lindl), Thạch hộc hoa gừng (Dendrobium loddigesii Rolfe), Mã tiên thạch hộc (Dendrobium fimbriatum Hook.f). Hoàng thảo thạch hộc (Dendrobium chrysanthum Wall. ex Lindl.), Thiết bì thạch hộc (Dendrobium candidum Wall. ex Lindl.) (Dược điển Việt Nam IV).

Chế biến

– Dùng tươi: sau khi thu hái loại bỏ tạp chất, rửa sạch. Bảo quản nơi mát ẩm.

– Dùng khô: sau khi thu hái loại bỏ tạp chất luộc qua hoặc sấy mềm, vừa đảo vừa sấy đến khô. Bảo quản nơi khô ráo.

Công dụng

Thạch hộc thường dùng chữa các bệnh âm hư, nội nhiệt (sốt nóng, khô cổ, ho, đau họng, khát nước). Làm thuốc bổ ngũ tạng, suy nhược cơ thể sau bệnh nặng, chữa hư lao, ra mồ hôi trộm, nam giới thiểu năng sinh dục. Đau dạ dày. Liều dùng: ngày 15 – 30g dược liệu tươi, 6 – 12g dược liệu khô, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các dược liệu khác.

Bài thuốc

– Chữa lao lực, ho, gầy yếu, sốt nóng: thạch hộc khô 40g, thục địa 50g, khiếm thực 40g, hoài sơn 30g, tỳ giải 20g, quả dâu tằm chín 20g. Chế thành hoàn Thục địa chưng cách thủy rồi giã nhuyễn. Các dược liệu khác sấy khô sao vàng, tán bột mịn, rồi trộn chung với thục địa và mật ong làm thành viên hoàn. Ngày uống 2 lần mỗi lần 12g.

– Chữa cơ thể suy nhược, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi, lúc nóng lúc rét: thạch hộc 6g, các vị khác 4g: câu kỷ tử, chích cam thảo, đảng sâm, đỗ trọng, mạch môn, ngưu tất, ngũ vị tử. Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa sốt về chiều, môi khô, miệng khát: thạch hộc, thiên môn, thục địa, sa sâm, sinh địa, đan sâm, ngưu tất, tất cả đồng lượng 16g, ngũ vị tử 3g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa yếu sinh lý nam: thạch hộc, sa sâm, kim anh, khiếm thực, mạch môn, liên nhục, đồng lượng 12g, quy bản 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa viêm tắc động mạch thời kỳ đầu và giữa: thạch hộc, đảng sâm, hoàng kỳ sống, ngưu tất, đồng lượng 16g, kim ngân hoa 40g, đương quy 12g. Nếu bệnh nhân đau nhiều thêm: đan sâm 16g, hồng hoa 8g, xuyên khung 8g, quế chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

– Chữa viêm dạ dày, đầy hơi, buồn nôn: thạch hộc, thiên hoa phấn, trúc nhự tươi, bạch biển đậu, mạch môn, sa sâm, đồng lượng 12g, giá đậu sống 16g. Sắc nước uống ngày 1 thang.

Ghi nhớ: Khi sắc thuốc phải cho thạch hộc vào trước. Không dùng thạch hộc tươi cho người hư hàn.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

20/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

22/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Cây Tía tô

07/01/2024 05:57:00 GMT+0700

Tía tô còn gọi Tử tô, Hom tô (tiếng Thái), Phằn cưa (tiếng Tày), Cân phân (tiếng Dao), Perilla, Melissa (tiếng Anh), Shiso (tiếng Nhật), Zisu (tiếng Trung Quốc), Khao poon (tiếng Lào), Deulkkae (tiếng Hàn quốc); tên khoa học Perilla frutescens (L.) Britton, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.

sile

Gừng vàng

23/12/2023 13:01:00 GMT+0700

Gừng là cây thảo sống lâu năm cao 40 – 80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le thành 2 dãy, lá hình mác thuôn đầu nhọn, thắt lại ở gốc, dài 15 – 20cm, rộng 2cm, không cuống. Cụm hoa dài 5cm mọc từ gốc trên một cán dài 20cm do nhiều vảy lợp hình thành, vảy dưới ngắn càng lên trên càng dài rộng hơn; lá bắc hình trái soan, màu lục nhạt, mép viền vàng,...

sile

Rau má

11/11/2023 13:54:00 GMT+0700

Rau má còn có tên Liên tiền thảo, Tích tuyết thảo. Tên nước ngoài: Centelle, Bévilacque (Pháp), Indian pennywort (Anh). Tên khoa học Centella asiatica (L.) Urban, họ Hoa tán (Apiaceae). Cần phân biệt với một số cây khác trùng tên như (cùng họ) Rau má rừng, Rau má mơ còn gọi là Rau má họ hoặc Rau má ngọ; (khác họ) Rau má lá rau muống (họ Cúc), Rau má núi (họ Cà phê), Rau má nước (họ Lá giấp), Rau má lông (họ Bạc hà).

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}