Dùng thuốc đúng - Tân dược

23/05/2025 GMT+0700

Thuốc mới cho người ung thư vú giai đoạn muộn

DS Nguyễn Khánh Chi, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM

Thuốc capivasertib vừa được Viện Quốc gia về sức khỏe và chăm sóc (NICE) của Anh nhận định có khả năng làm chậm hoặc ngừng sự tiến triển của bệnh ung thư vú giai đoạn muộn.

Thử nghiệm cho thấy capivasertib làm tăng thời gian ung thư vú chuyển biến xấu thêm 4,2 tháng. Ảnh: The Guardian

Capivasertib là loại thuốc nhắm trúng đích giúp ngăn chặn protein bất thường AKT, một phân tử thúc đẩy sự phát triển của ung thư. Ung thư vú là tình trạng bệnh lý do tế bào tuyến vú phát triển không kiểm soát được, tạo ra các khối u ác tính, có khả năng xâm lấn các mô xung quanh và di căn xa.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến nhất ở nữ giới tại 157 quốc gia trên toàn cầu, khiến 670.000 người tử vong vào năm 2022. Tại Việt Nam ung thu vú cũng đứng đầu trong các bệnh ung thư ở phụ nữ, với gần 22.000 ca phát hiện mới và gần 9.500 ca tử vong hàng năm.

Mỗi năm có hàng ngàn phụ nữ mắc ung thư vú ở giai đoạn muộn không thể điều trị khỏi mà chỉ có thể điều trị để kéo dài thời gian bệnh tiến triển. Vì vậy việc phát triển các loại thuốc để điều trị ung thư vú giai đoạn muộn ngày càng được giới chuyên môn quan tâm. Kết quả thử nghiệm trên 708 phụ nữ cho thấy liệu pháp capivasertib cộng với hormone fulvestrant giúp làm chậm thời gian ung thư chuyển biến xấu khoảng 4,2 tháng so với liệu pháp giả dược (placebo) cộng với fulvestrant, cụ thể từ 3,1 tháng lên 7,3 tháng, đồng thời cũng làm thu nhỏ khối u ở 23% bệnh nhân.

Theo Thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu (GLOBOCAN), mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 21.555 ca mắc mới ung thư vú, chiếm 25.8 % tổng số các bệnh ung thư ở nữ giới. Ảnh: Câncer de mama brasil

Viện Nghiên cứu Ung thư (ICR) tại London cũng hoan nghênh capivasertib, xem đây là loại thuốc “mang tính đột phá” sau nhiều thập kỷ nghiên cứu của y học. Thuốc phù hợp với các khối u của bệnh nhân có đột biến hoặc biến đổi gen PIK3CA, AKT1 hoặc PTEN, những gen được tìm thấy ở gần một nửa số bệnh nhân mắc dạng ung thư vú này.

Hãng tin BBC ngày 11/4 đã dẫn trường hợp bà Linda Kelly, 67 tuổi, bị ung thư vú giai đoạn cuối đã di căn đến xương và thành ngực, sau khi thử nghiệm capivasertib bà đã kéo dài thêm thời gian sống và có thời gian đi du lịch cùng chồng. Bà nói: “Thuốc giúp bạn có một cuộc sống bình thường và bạn quên rằng mình bị ung thư”, Giáo sư Peter Johnson, giám đốc lâm sàng về ung thư tại NHS England cho biết capivasertib đã cung cấp thêm “một lựa chọn điều trị bổ sung” cho những người bị ung thư tiến triển đã điều trị bằng liệu pháp hormone nhưng không đáp ứng.

Ai có nguy cơ bị ung thư vú? 

Khoảng 99% trường hợp ung thư vú xảy ra ở phụ nữ, trong khi ở nam giới là 0,5 – 1%. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư vú gồm yếu tố gia đình, sử dụng rượu, tiếp xúc với phóng xạ, tuổi tác, béo phì, sử dụng thuốc lá, áp dụng liệu pháp hormone hậu mãn kinh. Khoảng một nửa trường hợp ung thư vú xảy ra ở phụ nữ không có yếu tố nguy cơ nào ngoài giới tính (phụ nữ) và tuổi tác (trên 40 tuổi). Một số đột biến gene có tính di truyền làm tăng nguy cơ ung thư vú, phổ biến nhất là đột biến gene BRCA1, BRCA2 và PALB-2. Những người có đột biến gene này có thể xem xét chiến lược làm giảm nguy cơ như đoạn nhũ hai bên hoặc hóa trị phòng ngừa.
Nguồn: WHO

Theo: TSK số 694
 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Thuốc mới cho người ung thư vú giai đoạn muộn

2 ngày trước

Thuốc capivasertib vừa được Viện Quốc gia về sức khỏe và chăm sóc (NICE) của Anh nhận định có khả năng làm chậm hoặc ngừng sự tiến triển của bệnh ung thư vú giai đoạn muộn.

sile

Suzetrigine - thuốc giảm đau mới không chứa opioid

10/03/2025 00:00:00 GMT+0700

Năm 1998 Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ phê duyệt thuốc giảm đau celecoxib (nhóm NSAID) và phải hơn 25 năm sau cơ quan này lại cho phép sử dụng một loại thuốc giảm đau không chứa opioid khác là suzetrigine.

sile

Hệ vi khuẩn đường ruột, con đường từ phân đến thuốc

21/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Hơn một thập kỷ trước, con người biết rất ít về hệ vi khuẩn đường ruột (microbiome) sống vui vẻ bên trong và trên cơ thể chúng ta. Nhưng giờ đây ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chúng có thể thay đổi tương lai sức khỏe con người.

sile

Vì sao chưa có thuốc ngừa thai nam?

21/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Đã có thuốc tránh thai nữ giới, nhưng vì sao đến nay vẫn chưa có thuốc tương tự cho quý ông? Vấn đề không đơn giản.

sile

Tết nhất cẩn thận bệnh tim mạch

31/01/2025 00:00:00 GMT+0700

Tết Nguyên Đán là dịp đoàn tụ gia đình cũng như gặp gỡ bạn bè người thân. Những bệnh nhân tim mạch cần lưu ý các biến cố tim mạch quan trọng như rung nhĩ, đột quỵ, nhồi máu cơ tim có xu hướng tăng vào dịp năm mới.

sile

Bảo quản thuốc tại nhà cũng phải đúng cách

18/12/2024 00:00:00 GMT+0700

Ngày nay có lẽ gia đình nào cũng để một ít thuốc cần thiết tại nhà để dùng khi hữu sự. Nhưng nếu bảo quản thuốc sai cách, thuốc có thể gây hại cho người dùng.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}