WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

Tạp chí Thuốc & Sức khỏe

Ngày 14/8, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus , giám đốc tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố sự gia tăng bệnh dịch đậu mùa khỉ ở nhiều quốc gia Châu Phi là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng đang được quốc tế quan tâm (PHEIC).

Tuyên bố của Tiến sĩ Tedros dựa theo lời khuyên của Ủy ban khẩn cấp (IHR) gồm các chuyên gia độc lập. Ủy ban nhận thấy rằng đậu mùa khỉ có khả năng lan rộng hơn nữa trên khắp các quốc gia ở châu Phi và cả bên ngoài lục địa.

"Một nhóm đậu mùa khỉ mới xuất hiện với sự lây lan nhanh chóng của nó ở miền đông Congo cũng như các nước lân cận rất đáng lo ngại. Trước sự bùng phát này, chúng ta cần có phản ứng quốc tế phối hợp để ngăn chặn dịch lây lan và cứu sống mọi người, ông nói.

Giám đốc khu vực Châu Phi của WHO, Tiến sĩ Matshidiso Moeti cho biết: “Chúng tôi đang nỗ lực tiến hành và hợp tác chặt chẽ với cộng đồng, chính phủ, với các nhóm quốc gia của chúng tôi làm việc ở tuyến đầu để giúp củng cố các biện pháp hạn chế bệnh đậu mùa khỉ.”

Đây là tuyên bố PHEIC thứ hai liên quan đến dịch đậu mùa khỉ. Tuyên bố đầu tiên vào tháng 7/2022 khi bệnh dịch này bùng phát ở nhiều quốc gia với tốc độ và phạm vi khu vực lây lan chưa từng xảy ra trước đây. Tuyên bố PHEIC kết thúc vào tháng 5/2023 sau khi số ca nhiễm trên toàn cầu giảm liên tục.

Vào năm ngoái, việc phát hiện chủng vi rút mới, nhánh 1b lây lan nhanh chóng chủ yếu qua đường tình dục ở các quốc gia lân cận Congo đã tạo nên mối lo ngại đặc biệt. Đó là một trong những lý do chính dẫn đến tuyên bố về PHEIC.

Tháng qua, hơn 100 trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận thuộc nhánh 1b từ 4 quốc gia lân cận Congo chưa từng báo cáo về dịch đậu mùa khỉ trước đó là Burundi, Kenya, Rwanda và Uganda. Các chuyên gia tin rằng số ca bệnh thực sự còn cao hơn vì phần lớn các trường hợp tương thích về mặt lâm sàng chưa được xét nghiệm.

Đậu mùa khỉ có vaccine phòng bệnh nhưng rất ít người được tiếp cận. Ảnh: Jeenah Moon/AP/AAP

Hiện nay, có hai loại vắc xin sử dụng cho bệnh đậu mùa khỉ được WHO khuyến nghị sử dụng. Các cơ quan quản lý quốc gia có tên trong danh sách của WHO cũng như các quốc gia riêng lẻ bao gồm Nigeria và Congo cũng phê duyệt sử dụng hai loại vắc xin này.

Nguồn: WHO

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Máy tạo nhịp tim nhỏ nhất thế giới

08/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Máy tạo nhịp tim nhỏ hơn hạt gạo, chỉ dày 1 mm và dài 3,5 mm vừa được nhóm nhà khoa học tại Đại học Northwestern phát triển.

sile

Daniel Timms cha đẻ trái tim nhân tạo kỳ diệu của Úc

06/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Có người cha bị suy tim nên Daniel Timms quyết tâm nghiên cứu tim nhân tạo để cứu sống cha. Tháng qua, quả tim nhân tạo toàn phần (Total Artificial Heart: TAH) do ông chế tạo đã giúp một người sống 105 ngày, thời gian lâu nhất từ trước đến nay.

sile

Bàn về doping

06/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Chỉ trong vài tháng cuối năm qua, cả hai tay quần vợt nam, nữ hàng đầu thế giới là Jannik Sinner và Iga Swiatek bị phát hiện dương tính với doping. Trong khi Swiatek được thi đấu lại thì Sinner phải chờ hết lệnh cấm để tái xuất vào tháng 5 này.

sile

Đi bộ nhanh làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim

18/04/2025 00:00:00 GMT+0700

Các nhà nghiên cứu tại Anh vừa xác nhận đi bộ nhanh có thể làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim.

sile

Ruột non dài ra khi mang thai

14/04/2025 14:00:00 GMT+0700

Các nhà nghiên cứu tại Viện Francis Crick (Anh) đã phát hiện ra ruột non phát triển để đáp ứng với thai kỳ ở chuột. Sự thay đổi này có thể giúp hỗ trợ thai kỳ ở chuột và chuẩn bị cho lần mang thai thứ hai.

sile

Suzetrigine - thuốc giảm đau mới không chứa opioid

10/03/2025 00:00:00 GMT+0700

Năm 1998 Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ phê duyệt thuốc giảm đau celecoxib (nhóm NSAID) và phải hơn 25 năm sau cơ quan này lại cho phép sử dụng một loại thuốc giảm đau không chứa opioid khác là suzetrigine.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}