Dùng thuốc đúng - Tân dược

31/08/2023 GMT+0700

Vaccin COVID-19 cho bệnh nhân tim mạch

ThS.BS. Lê Phát Tài

Hầu hết các quốc gia đang hướng tới việc tiêm chủng cho càng nhiều người với liều đầu tiên càng nhanh càng tốt và trì hoãn liều thứ hai tối đa, nhưng không quá 12 tuần. Việc làm này có thể dẫn đến tăng số lượng người không được bảo vệ tốt cho đến khi họ nhận được liều thứ hai, và về mặt lý thuyết, việc làm này có thể tăng tốc độ sinh ra những biến chủng kháng vaccin.

Diễn đàn online bệnh nhân của Hội Tim mạch châu Âu đã nhận được nhiều câu hỏi từ người bệnh về việc tiêm ngừa COVID-19. Dưới đây là những khuyến cáo hữu ích được biên soạn từ những tác giả và các Hiệp hội y khoa quốc tế nhằm cung cấp thông tin cơ bản cho bệnh nhân tim mạch về vaccin COVID-19 chứ không thay thế cho khuyến cáo chẩn 

– Tất cả bệnh nhân tim mạch có nên tiêm ngừa hay có các tiêu chuẩn loại trừ cụ thể không?

Điều quan trọng là tất cả bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch đều được tiêm ngừa COVID-19. Vaccin không hoàn toàn ngăn mọi người bị lây nhiễm COVID-19, nhưng nó sẽ làm giảm khả năng mắc bệnh nghiêm trọng cần phải nhập viện và có thể dẫn đến tử vong. Những người bị bệnh tim có thể tăng nguy cơ tử vong do COVID-19 vì nhiễm trùng gây gánh nặng (stress) lên tim thông qua một số cơ chế, bao gồm cả tình trạng trực tiếp gây viêm cơ tim. Vì vậy, điều cần thiết là tất cả bệnh nhân bị bệnh tim mạch nên chấp nhận việc tiêm chủng khi được đề nghị.

Những bệnh lý tim mạch được đề cập ở đây gồm rung nhĩ, cơn đau thắt ngực, bệnh cơ tim, tim bẩm sinh, đái tháo đường, sa sút trí tuệ, hội chứng vành cấp, suy tim, ghép tim, thuyên tắc phổi (máu đông ở phổi), bệnh lý mạch máu ngoại biên (các động mạch bị xơ vữa), đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (đột quỵ nhẹ).

– Vaccin ảnh hưởng gì lên những người có bệnh lý nền tim mạch (trong bệnh cảnh cấp tính hoặc ổn định nhờ thuốc điều trị)?

Các thử nghiệm vaccin COVID-19 trên những bệnh nhân bệnh tim mạch và không bị bệnh tim mạch cho thấy không có bất kỳ ảnh hưởng nghiêm trọng nào từ vaccin ở những nhóm bệnh nhân này. Những phàn nàn phổ biến nhất bao gồm đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ hoặc ớn lạnh. Cánh tay bên tiêm có thể bị căng cứng và đau trong một vài ngày. Yếu mệt và ớn lạnh gây ra bởi phản ứng miễn dịch của cơ thể, khi hệ miễn dịch ghi nhận protein của virus như một dị nguyên ngoại lai. Trong lần tiêm mũi vaccin thứ hai, đáp ứng miễn dịch với vaccin có khả năng mạnh mẽ hơn; do đó, những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch nặng (khó thở khi nghỉ ngơi) sẽ cảm thấy yếu mệt nhiều hơn do sốt nhẹ và những triệu chứng giống cúm. Tuy nhiên những ảnh hưởng này thường ngắn, kéo dài khoảng 24 – 48 giờ và giảm đi khi dùng paracetamol và uống nhiều nước.

Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng là sốc phản vệ có khả năng làm cho bệnh nhân bị bệnh tim diễn tiến rất nặng. Tuy nhiên, rủi ro này là cực kỳ hiếm với tỷ lệ khoảng 1: 2.000.000 người. Lợi ích của việc tiêm phòng lớn hơn nhiều so với nguy cơ bị phản ứng dị ứng nghiêm trọng, và do đó nguy cơ này không nên được xem xét để ngưng việc tiêm ngừa cho nhóm đối tượng bệnh nhân trên.  

– Có bất kỳ tương tác nào đã biết của vaccin với thuốc chữa bệnh tim không?

Không có báo cáo về tương tác giữa vaccin và thuốc tim. Điều cần thiết là không được bỏ qua các loại thuốc điều trị tim trước hoặc sau khi tiêm vaccin. Một số bệnh nhân đang sử dụng thuốc làm loãng máu có thể bị đau, sưng và bầm tím xung quanh vết tiêm.

– Nên làm gì để giảm nguy cơ chảy máu sau tiêm vaccin khi đang dùng các thuốc làm loãng máu?

Nhiều bệnh nhân tim mạch sử dụng các thuốc kháng đông như warfarin (hay còn được gọi là thuốc kháng vitamin K) hoặc thuốc kháng đông trực tiếp (DOACs), thuốc kháng tiểu cầu như aspirin, clopidogrel, ticargrelor hay prasugrel. Những bệnh nhân như vậy có nguy cơ bị chảy máu nhiều hơn sau một chấn thương, bao gồm cả việc tiêm vaccin COVID-19 vào cơ. Có thể thấy trước rằng nguy cơ bầm tím, tụ máu hoặc phù nề ở vùng tiêm vaccin sẽ tăng nhẹ hơn ở những bệnh nhân này. Ưu tiên sử dụng kim tiêm kích thước nhỏ cho những đối tượng này, sau đó đè liên tục vùng tiêm dưới một áp lực mạnh khoảng 2 phút, không được day hoặc chà xát.

Bệnh nhân nên được tư vấn về nguy cơ của tụ máu bầm ở nơi tiêm. Những bệnh nhân đang sử dụng warfarin, có kết quả xét nghiệm INR định kỳ mới nhất gần đây với INR dưới giới hạn trên của khoảng điều trị có thể tiêm vaccin bằng đường tiêm bắp. Không giống như vaccin Cúm, vaccin COVID-19 chỉ có thể được tiêm dưới dạng tiêm bắp.

– Bệnh lý tim mạch có khiến người bệnh dễ bị tổn thương hơn trước các chống chỉ định (đặc biệt là sốc phản vệ) không?

Hiện tại không có bằng chứng nào cho thấy tình trạng bệnh lý tim mạch làm tăng nguy cơ bị chống chỉ định đối với vaccin. Người bệnh nên báo cho các chuyên gia chăm sóc sức khỏe biết nếu đã từng bị phản ứng phản vệ nghiêm trọng với vaccin tiêm và những người này không nên tiêm vaccin. Những người đã có phản ứng nghiêm trọng với các chất khác (không liên quan đến vaccin), ví dụ: thuốc uống hoặc động vật có vỏ như loài sò hến, tôm, cua,... vẫn có thể tiêm vaccin nhưng sẽ cần được theo dõi tại phòng khám trong tối đa 30 phút sau đó. Bệnh nhân nên tránh tiêm vaccin trong thời gian bị sốt.

– Sau khi tiêm mũi vaccin đầu tiên, có thể trở về sinh hoạt bình thường được không ví dụ hòa nhập với mọi người, bỏ đeo khẩu trang, ngưng sát khuẩn tay của mình, hoặc ôm mọi người?

Hiệu quả bảo vệ của vaccin là từ 75 – 95% các trường hợp, không hoàn toàn ngăn chặn mọi người khỏi nhiễm virus (không triệu chứng nhưng vẫn có khả năng truyền bệnh) hay bị bệnh thật sự, mặc dù vậy nó giảm có ý nghĩa tỷ lệ trở nặng trong số những ca nhiễm. 

Vì những lý do trên, chúng ta nên tiếp tục chủ động trong việc đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên và giữ khoảng cách ngay cả sau khi đã được tiêm ngừa vaccin COVID -19.

Có một điều cần nhấn mạnh rằng đáp ứng miễn dịch sẽ không đủ mạnh để bắt đầu ngăn ngừa nhiễm virus ngay sau tiêm ngừa, thời gian cần thiết có thể lên đến khoảng 10 ngày sau tiêm ngừa.

– Cần phải tiêm 2 lần vaccin, nhưng 2 lần tiêm đó có nhất thiết phải cùng một loại vaccin?

Lý tưởng nhất, liều đầu tiên và liều thứ hai nên tiêm cùng một loại vaccin. Trong một vài trường hợp đặc biệt có thể tiêm khác loại vaccin, ví dụ như loại vaccin tiêm lần đầu đã hết, hoặc không rõ lúc đó bạn tiêm loại vaccin gì. Với những vaccin có trên thị trường hiện nay dựa trên protein S (protein spike), liều thứ hai sẽ giúp nâng cao đáp ứng của liều đầu, dù cho có khác loại nhưng cũng là loại dựa trên protein S đều được Tổ chức Y tế Thế giới chấp thuận.

– Nếu không tiêm liều vaccin thứ hai trong khoảng thời gian khuyến cáo?

Mặc dù khả năng miễn dịch đạt được sau 12 ngày kể từ ngày tiêm liều đầu tiên của vaccin, nhưng cần phải có hai liều để tăng cường phản ứng miễn dịch. Dữ liệu từ các thử nghiệm lâm sàng của vaccin Pfizer BioNTech cho thấy hiệu quả bảo vệ là 95% nếu liều thứ hai được tiêm sau 21 ngày.

Không có dữ liệu nào cho thấy rằng sự bảo vệ sau 21 ngày được duy trì ở những người không tiêm liều thứ hai vào thời điểm này, mặc dù có khả năng sẽ có một số miễn dịch cho đến liều thứ hai. Thông tin từ các nhà nghiên cứu vaccin AstraZeneca cho thấy khoảng cách giữa hai liều là 8 – 12 tuần có thể tăng hiệu quả.

Hầu hết các quốc gia đang hướng tới việc tiêm chủng cho càng nhiều người với liều đầu tiên càng nhanh càng tốt và trì hoãn liều thứ hai tối đa, nhưng không quá 12 tuần. Việc làm này có thể dẫn đến tăng số lượng người không được bảo vệ tốt cho đến khi họ nhận được liều thứ hai, và về mặt lý thuyết, việc làm này có thể tăng tốc độ sinh ra những biến chủng kháng vaccin.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Vitamin, dùng sao cho đúng?

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Vitamin là các thành phần dinh dưỡng không được cơ thể tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ và cần được cung cấp từ các loại thực phẩm hàng ngày.

sile

Tenecteplase: Thuốc chữa đột quỵ giá rẻ

21/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Ra đời sau alteplase, nhưng tenecteplase lại được Viện Quốc gia về sức khỏe và chăm sóc toàn diện (NICE) của Anh quan tâm vì hiệu quả tương đương nhưng giá lại rẻ hơn.

sile

Ðiều trị dự phòng giang mai bằng liệu pháp Doxy-PEP

18/04/2024 03:29:00 GMT+0700

Những năm qua số bệnh nhân bị giang mai đến khám Nam khoa có xu hướng tăng, chủ yếu là nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới).

sile

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

25/01/2024 00:35:00 GMT+0700

Khi xem truyền hình, có lúc người xem bắt gặp quảng cáo của hai sản phẩm có tác dụng trị liệu tương tự nhau nhưng một là thuốc dược liệu và sản phẩm kia là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Một vài loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo trên mạng như là thần dược. Vậy thuốc dược liệu, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì, chất lượng và việc đăng ký lưu hành của hai loại sản phẩm này có gì khác nhau.

sile

Thuốc gây ngưng tim đột ngột ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

07/01/2024 05:50:00 GMT+0700

Một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống loạn thần làm tăng nguy cơ ngưng tim đột ngột ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường týp 2 không có tiền sử bệnh tim mạch…

sile

Polypharmacy là gì?

23/12/2023 13:44:00 GMT+0700

Polypharmacy nếu dịch sang tiếng Việt sẽ là “Dùng quá nhiều thuốc”. Đó là tình trạng mà theo nhiều người là mỗi ngày người bệnh dùng hơn 5 loại thuốc khác nhau hay hơn, với nhiều khả năng dùng không thích hợp.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}