Tác dụng phụ của vaccin COVID-19

DS. MaiXuân Dũng

Cơn đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều tổn thất nghiêm trọng về nhân mạng và kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Để đối phó với cơn đại dịch này, chính phủ nhiều quốc gia (trong đó có nước ta) đã áp dụng việc tăng cường tiêm chủng vaccin COVID-19 trong cộng đồng và xem đây như là “chiếc phao cứu sinh” để chặn đứng cơn đại dịch.

Các loại vaccin COVID-19 trước khi đưa ra thị trường đều được kiểm tra tính an toàn và hiệu quả một cách chặt chẽ. Tuy nhiên, khi tiêm ngừa vaccin COVID-19 cũng như bất kỳ một loại thuốc hay vaccin nào khác, sẽ gây ra tác dụng phụ cho người sử dụng. Các tác dụng này được chia làm 2 dạng: tác dụng phụ thường gặp và tác dụng phụ hiếm gặp.

Các tác dụng phụ thường gặp

Khi tiêm vào cơ thể, vaccin COVID-19 sẽ kích hoạt các tế bào lympho T và lympho B của hệ miễn dịch, tạo ra kháng thể chống lại virus gây bệnh. Quá trình này sẽ làm gia tăng lưu lượng máu và nhiệt độ cơ thể, gây ra các tác dụng phụ từ nhẹ tới trung bình và thường mất đi sau một vài ngày (khoảng 3 ngày). 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tác dụng phụ thường gặp của vaccin COVID-19 bao gồm: sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, ớn lạnh, đau, sưng, đỏ ở chỗ tiêm…

Vì vậy, khi tiêm chủng vaccin COVID-19, nếu thấy xuất hiện các tác dụng phụ thường gặp, là đáp ứng bình thường của hệ miễn dịch với vaccin gây ra trên cơ thể.

Các tác dụng phụ hiếm gặp 

Phản ứng dị ứng và sốc phản vệ là các tác dụng phụ hiếm gặp. Các phản ứng này xảy ra khi cơ thể người được tiêm chủng dị ứng với một hoặc nhiều thành phần trong vaccin COVID-19.

– Phản ứng dị ứng biểu hiện ở các triệu chứng:

● Nổi mề đay hay phát ban ở da;

● Sưng môi, mắt hoặc lưỡi;

● Xuất hiện các triệu chứng ở đường hô hấp (ho, khó thở, đau ngực…).

– Sốc phản vệ là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể xảy ra ở toàn thân trong một thời gian rất nhanh (từ vài phút đến vài giây) với các biểu hiện: vã mồ hôi, hạ huyết áp, suy hô hấp, suy tim… và có thể dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Sốc phản vệ là một tác dụng phụ cực kỳ hiếm gặp khi tiêm chủng vaccin COVID-19. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC): số người được tiêm chủng vaccin COVID-19 ở Hoa Kỳ bị sốc phản vệ < 0,001%. 

CDC cũng khuyến cáo những ai đã có phản ứng dị ứng với liều vaccin đầu tiên, không được tiêm liều thứ hai của cùng loại vaccin mà thay thế bằng loại vaccin khác.

Theo các nghiên cứu cho thấy: khi tiêm chủng vaccin COVID-19, các tác dụng phụ xảy ra ở nữ giới chiếm đa số so với nam giới. Chính sự hiện diện của nội tiết tố estrogen ở nữ giới khiến cơ thể tạo ra nhiều kháng thể hơn, dẫn đến phản ứng miễn dịch cao hơn.

Một số báo cáo từ các nước châu Âu, về hiện tượng hình thành cục máu đông (blood clots) ở những người có mức tiểu cầu thấp khi tiêm chủng vaccin AstraZeneca. Đây là hiện tượng rất hiếm gặp (37 trường hợp được báo cáo trên 17 triệu liều vaccin được tiêm chủng). 

Cơ quan Dược phẩm châu Âu vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức về hiện tượng hình thành cục máu đông nhưng cho rằng lợi ích của vaccin AstraZeneca trong việc ngăn ngừa COVID-19 lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ này.

Những điều cần lưu ý khi đi tiêm chủng vaccin COVID-19

● Các tác dụng phụ thông thường chỉ xảy ra trong vài ngày rồi biến mất, phản ứng dị ứng rất hiếm xảy ra và sốc phản vệ thì cực kỳ hiếm. So với những lợi ích mà vaccin COVID-19 mang lại, mỗi người cần thực hiện tiêm chủng đầy đủ và tránh tâm lý lo lắng, căng thẳng quá mức.

● Nên thông báo tiền sử dị ứng thuốc hay vaccin với nhân viên y tế.

● Sau khi tiêm chủng, nên ngồi lại từ 15 – 30 phút để được nhân viên y tế theo dõi tác dụng phụ, nếu xảy ra sẽ có biện pháp xử lý kịp thời.

● Trong quá trình tiêm chủng vaccin, nếu cảm thấy bồn chồn, hốt hoảng, vã mồ hôi, khó thở, nhịp tim nhanh… cần nhanh chóng thông báo cho nhân viên y tế để ngừng tiêm và tiến hành cấp cứu kịp thời.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

20/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

sile

Vitamin, dùng sao cho đúng?

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Vitamin là các thành phần dinh dưỡng không được cơ thể tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ và cần được cung cấp từ các loại thực phẩm hàng ngày.

sile

Những điều cần biết về vaccine sốt xuất huyết

04/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tháng 5 năm nay Bộ Y tế cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam và tháng 9 qua, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai tiêm vaccine này cho người dân.

sile

Trắc nghiệm: Stress ảnh hưởng trái tim bạn như thế nào?

07/10/2024 00:00:00 GMT+0700

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta chịu nhiều áp lực và căng thẳng, thường gọi là stress. Y học nhận thấy stress ngắn hạn thường không gây hại gì cho sức khỏe. Nhưng nếu sống lâu dài với tình trạng này, cơ thể bạn - đặc biệt là tim mạch - có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

sile

Chào mừng Ngày Dược sĩ thế giới 25-9-2024

24/09/2024 00:00:00 GMT+0700

Ngày 25-9 hàng năm là Ngày Dược sĩ thế giới (World Pharmacists Day) nhằm tôn vinh đóng góp của những người làm việc trong lĩnh vực này trong công cuộc phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe con người ở khắp nơi trên thế giới.

sile

“Chuyện yêu” và nhồi máu cơ tim ở nam giới

23/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Trong quan niệm của nhiều người, hoạt động tình dục có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhồi máu cơ tim và đặc biệt không tốt đối với người sau biến cố nhồi máu cơ tim. Suy nghĩ này có đúng không?

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}