Đây là lần công bố PHEIC thứ hai về đậu mùa khỉ trong ba năm gần đây. Theo WHO, đợt bùng phát lần này nghiêm trọng nhất ở Cộng hòa Dân chủ Congo, với 15.600 ca bệnh và 537 ca tử vong. Đợt dịch này gây thiệt hại về người nghiêm trọng hơn trận dịch năm 2022, thời điểm công bố PHEIC đầu tiên.
Đậu mùa khỉ là gì và lây lan như thế nào?
Đậu mùa khỉ là bệnh đặc hữu của khu vực Trung và Tây Phi do virus đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh giống như bệnh đậu mùa nhưng ít lây hơn và virus chủ yếu lây qua tiếp xúc gần với động vật hoặc người bị nhiễm bệnh, và ăn thịt có mầm bệnh. Đậu mùa khỉ cũng có thể lây qua tiếp xúc tình dục và có nguy cơ truyền qua bào thai.
Nhân viên y tế tại Congo tuyên truyền cách phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ cho người dân. Ảnh: NYT
Triệu chứng đậu mùa khỉ là gì?
Dấu hiệu của bệnh là sốt, nhức đầu, đau cơ, nổi ban phồng rộp tiến triển thành mụn mủ và cuối cùng đóng vảy. Những triệu chứng này có thể kéo dài từ 2 – 4 tuần, và trong nhiều trường hợp việc điều trị phụ thuộc nhiều vào sự chăm sóc hỗ trợ và giảm nhẹ triệu chứng.
Bệnh được điều trị ra sao?
Mặc dù vắc xin đã được sử dụng trong đợt dịch năm 2022, nhưng theo các chuyên gia chúng không đủ khả năng làm giảm nhẹ đợt dịch lần này. TS Jonckheere, người gần đây hỗ trợ nhân viên y tế chống dịch ở Congo và Burundi, nhận định: “Thế giới không đủ vắc xin để làm điều đó.”
Theo TS Jonckheere, dù không phải là giải pháp toàn diện để làm chậm dịch đậu mùa khỉ nhưng giãn cách xã hội có thể giúp giảm thiểu sự lây lan của nó.
Điển hình vào năm 2022, tại Hoa Kỳ, khi mọi người được tiêm chủng và thay đổi hành vi, số ca mắc bệnh đã giảm xuống còn khoảng 1.700 ca vào năm 2023 từ mức hơn 30.000 ca vào năm 2022.
Lịch sử của bệnh như thế nào?
Bệnh được khám phá vào năm 1958, sau một đợt bùng phát dịch xảy ra ở khỉ dùng cho nghiên cứu. Ca nhiễm bệnh ở người đầu tiên được xác nhận vào năm 1970 tại Congo.
WHO tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp sức khoẻ toàn cầu vào tháng 7 năm 2022, và bệnh được phát hiện ở hơn 70 quốc gia chưa từng báo cáo ca bệnh nào trước đó. Kể từ đó, bệnh khiến gần 100.000 người mắc ở 116 quốc gia.
Ai có nguy cơ mắc bệnh cao nhất?
Đậu mùa khỉ đang lây lan ở Congo có tỷ lệ tử vong là 3%, cao hơn 0,2% so với tỷ lệ tử vong của đợt bùng phát năm 2022. Theo tổ chức Cứu trợ trẻ em (Save the Children), trẻ sơ sinh đến 2 tuần tuổi dễ mắc bệnh nếu bệnh viện quá tải. Tại các khu vực bị ảnh hưởng, nhân viên y tế đang điều trị cho bệnh nhân thuộc mọi lứa tuổi, kể cả gia đình họ, là những người dễ mắc bệnh. Bệnh đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch và người có mắc kèm bệnh khác như HIV.
Nguồn: New York Times
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}