Sởi nguy hiểm hơn bạn tưởng

DS Huỳnh Trà Kiệu

Dù là một bệnh nhiễm rất quen thuộc, nhưng sởi vẫn được xem là nguy hiểm vì có thể dẫn đến những biến chứng cho bệnh nhân như viêm phổi, nhiễm trùng tai, động kinh, tổn thương não, thậm chí tử vong.

Bệnh sởi, người dân thường gọi là ban đỏ, là một bệnh thường xảy ra, đặc biệt ở trẻ em. Bệnh do virus thuộc chi Morbilivirus, nằm trong họ Paramyxoviridae, có khả năng lây lan rất nhanh.

Sởi không hẳn là bệnh lành tính

Người bị nhiễm bệnh sởi có khả năng truyền virus gây bệnh cho người khác từ 3 - 5 ngày trước khi bắt đầu có các triệu chứng rõ ràng như sốt cao, phát ban đỏ trên da. Như vậy trong một thời gian ngắn, một người có vẻ ngoài hoàn toàn khỏe mạnh (đã bị nhiễm sởi) đã có thể lây lan bệnh sởi cho nhiều người khác.

Khi đã xâm nhập vào bên trong cơ thể người bị nhiễm, virus sẽ bám vào các thụ thể trên tế bào miễn dịch trong chất nhầy ở mũi và cổ họng, xâm nhập các túi khí nhỏ trong phổi hoặc giữa mí mắt và giác mạc, rồi bắt đầu nhân lên.

Khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi, sẽ phát tán virus gây bệnh vào không khí. Virus sởi có thể tồn tại trong không khí hoặc trên bề mặt tiếp xúc tới 2 - 4 giờ, chờ cơ hội để xâm nhập vào đường thở của các nạn nhân tiếp theo.

Bình thường, bệnh sởi được xem là một bệnh nhẹ. Sau khi bị lây nhiễm, bệnh khởi phát với các triệu chứng như  sốt, ho, chảy nước mũi, đỏ mắt, phát ban trên da.

Bệnh kéo dài khoảng một tuần đến 10 ngày, sau đó giảm nhanh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị bội nhiễm bởi những tác nhân gây bệnh khác, tạo nên các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm trùng tai, động kinh, tổn thương não, thậm chí có thế gây tử vong.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nếu bị nhiễm sởi có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ lẫn thai nhi, cũng như dễ bị sẩy thai, thai chết lưu.

Trước năm 1963, khi chưa có vắc xin sởi, thế giới đã trải qua nhiều đợt bùng phát bệnh sởi lớn, có thể gây ra hàng triệu ca tử vong, đặc biệt là cho trẻ em người cao tuổi, người có sức để kháng kém.

Trong một nghiên cứu đăng trên BMJ Open năm 2018, các tác gi đã so sánh hồ sơ sức khỏe của trẻ em Anh quốc từ năm 1990 - 2014 và nhận thấy: Những đứa trẻ bị sởi có nhiều khả năng phải dùng thuốc kháng sinh nhiều hơn so với những đứa trẻ không bao giờ bị sởi từ 15 - 24%. Ngoài ra, trong vòng 5 năm sau khi mắc bệnh sởi, những đứa trẻ từng bị nhiễm virus sởi được chẩn đoán bị các bệnh nhiễm trùng khác nhiều hơn những đứa trẻ không bị sởi.

Bệnh sởi xóa trí nhớ của hệ miễn dịch

Mới đây, khi tìm hiểu sâu về khả năng dễ bị biến chứng ở những người bị nhiễm virus sởi, các nhà khoa học phát hiện ra virus gây bệnh sởi có thể tấn công làm mất trí nhớ của các tế bào B và T đặc biệt của hệ miễn dịch. Đây là những tế bào có khả năng phát hiện, nhận dạng, đồng thời ghi nhớ các loại mầm bệnh đã từng gặp trước đây để sẵn sàng phản ứng và bảo vệ cơ thể trong những lần bị tái nhiễm.

Sau khi đã xâm nhập vào bên trong các tế bào này, virus bệnh sởi nhanh chống nhân lên, sau đó lan sang những nơi chứa các tế bào miễn dịch khác như: tủy xương, tuyến ức, lá lách, amidan và hạch bạch huyết.

GS Michael Mina, chuyên gia dịch tễ học bệnh truyền nhiễm và là nhà nghiên cứu bệnh học của đại học Harvard (Hoa Kỳ) cho biết, khi xâm nhập vào cơ thể, virus sởi âm thầm xóa sạch bộ nhớ của hệ thống miễn dịch về các bệnh nhiễm trùng trong quá khứ. Theo cách này, virus sởi có thể tạo ra một cái bóng dài nguy hiểm về sự thiếu vắng khả năng đề kháng của cơ thể với các tác nhân gây bệnh khác trong nhiều tháng, hoặc thậm chí nhiều năm.

Điều này làm cho những người từng mắc bệnh sởi dễ bị nhiễm các loại mầm bệnh khác, gây ra các biến chứng nguy hiểm.

          

Nỗ lực phòng chống sởi

Sau nhiều năm nghiên cứu, vắc xin ngừa bệnh sởi được đưa vào sử dụng lần đầu vào năm 1963. Từ năm 1971, có thêm vắc xin kết hợp MMR, để phòng ngừa cùng lúc cả ba bệnh sởi - quai bị - rubella.

Sau khi tiêm một liều, 85% trẻ 9 tháng tuổi và 95% trẻ trên 12 tháng tuổi miễn nhiễm bệnh. Hầu như tất cả những trẻ chưa đạt miễn dịch sau một liều đầu tiên đều đạt miễn dịch sau mũi thứ hai.

Nhờ có các biện pháp phòng ngừa tích cực, đặc biệt là tiêm vắc xin dự phòng, bệnh sởi đã giảm dẫn một cách nhanh chống trên toàn thế giới, tý lệ tư vong do bệnh sởi giảm nhanh đến 78% trong 8 năm đầu của thế kỷ XXI.

Từ năm 2010, các chuyên gia của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lạc quan cho rằng bệnh sởi có khả năng sẽ sớm được loại bỏ trên toàn cầu trước năm 2020, tương tự như trường hợp các bệnh đậu mùa hay sốt bại liệt. Tuy nhiên, cho đến nay đây vẫn chỉ là… một giấc mơ.

                     

 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

20/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

sile

Vitamin, dùng sao cho đúng?

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Vitamin là các thành phần dinh dưỡng không được cơ thể tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ và cần được cung cấp từ các loại thực phẩm hàng ngày.

sile

Những điều cần biết về vaccine sốt xuất huyết

04/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tháng 5 năm nay Bộ Y tế cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam và tháng 9 qua, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai tiêm vaccine này cho người dân.

sile

Trắc nghiệm: Stress ảnh hưởng trái tim bạn như thế nào?

07/10/2024 00:00:00 GMT+0700

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta chịu nhiều áp lực và căng thẳng, thường gọi là stress. Y học nhận thấy stress ngắn hạn thường không gây hại gì cho sức khỏe. Nhưng nếu sống lâu dài với tình trạng này, cơ thể bạn - đặc biệt là tim mạch - có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

sile

Chào mừng Ngày Dược sĩ thế giới 25-9-2024

24/09/2024 00:00:00 GMT+0700

Ngày 25-9 hàng năm là Ngày Dược sĩ thế giới (World Pharmacists Day) nhằm tôn vinh đóng góp của những người làm việc trong lĩnh vực này trong công cuộc phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe con người ở khắp nơi trên thế giới.

sile

“Chuyện yêu” và nhồi máu cơ tim ở nam giới

23/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Trong quan niệm của nhiều người, hoạt động tình dục có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhồi máu cơ tim và đặc biệt không tốt đối với người sau biến cố nhồi máu cơ tim. Suy nghĩ này có đúng không?

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}