Dùng thuốc đúng - Tân dược

05/09/2023 GMT+0700

Placebo tự chữa lành kỳ diệu

BS Nguyễn Văn Thông

Trong Thế chiến thứ 2, một bác sĩ gây mê người Mỹ đã có một sáng kiến thiên tài: do thiếu morphin, Henry K. Beecher đã tiêm dung dịch nước muối sinh lý thay cho thuốc chống đau cho các thương binh. Quá bất ngờ trước hiệu quả của loại “thuốc ma thuật” này, Beecher đã công bố vào năm 1955 một công trình nghiên cứu về “Hiệu ứng kỳ diệu của placebo”, đã làm giảm đau hoàn toàn trong 35% trường hợp. Tuy nhiên, Beecher không phải là người đầu tiên sử dụng placebo mà một thế kỷ trước, Armand Trousseau cũng đã thử nghiệm placebo. Không dừng lại ở đó, các công trình nghiên cứu vẫn tiếp diễn ngày càng nhiều.

Rất nhiều nghiên cứu chứng thực hiệu quả của placebo

Đã từ lâu, nhiều công trình nghiên cứu đã cho thấy placebo mặc dù không chứa hoạt chất nào nhưng vẫn cải thiện được một số triệu chứng. Các cơ sở dữ liệu khoa học đáng tin cậy đã chứng thực tính hiệu quả của placebo, nhất là trong ngành gây mê. Hiện tượng placebo được ví như “Nụ hôn ma thuật”! Trên hình ảnh chụp cộng hưởng từ (MRI), các nhà nghiên cứu thấy rất rõ ngay khi tiêm placebo thì những vùng não liên quan đến cảm giác đau kém hoạt động trong khi những vùng điều chỉnh cảm giác đau lại tự tăng hoạt.

Từ năm 1978, những người cố chấp nhất sau cùng cũng phải chịu thuyết phục trước trải nghiệm của John Levin. Sau khi quan sát dung dịch muối sinh lý, “đóng vai” của morphin đã làm giảm cơn đau cho những người vừa mới được nhổ răng khôn, nhà khoa học thần kinh này liền tiêm cho họ một liều naloxon, đây là antidote (tạm gọi là thuốc giải độc) của opioid. Kết quả: hiệu ứng placebo đã hóa giải hoàn toàn naloxon, điều này chứng tỏ não bộ đã hoạt hoá các chất endomorphin.

Để cơ thể sản sinh ra các chất endomorphin và để cho hiệu ứng placebo phát huy hiệu quả thì cần phải đáp ứng 2 điều kiện:

Thứ nhất: các vùng não bộ này có thể được hoạt động bằng hệ thần kinh tự trị và trong một trạng thái phù hợp hoàn cảnh. Uống một liều thuốc, thấy áo blouse trắng hay thấy tấm biển “yêu cầu thuốc chống đau” thì tất cả những thứ đó đều kết hợp với hiện tượng giảm đau. Và trạng thái này chỉ diễn ra trong vài ngày mà thôi.

Thứ hai: chờ đợi. Yếu tố tâm lý trông mong sự giảm đau là rất quan trọng, càng trông mong thì não bộ càng phóng thích ra càng nhiều chất endomorphin để đạt được kết quả chống đau mong muốn. Các nhà khoa học đánh giá hiệu ứng có thể biến đổi từ 30 đến 80%. Nói chung, có khoảng 30% đối tượng được gọi là “đáp ứng” tuy nhiên những người không đáp ứng với liệu pháp vi lượng đồng căn này thì lại rất hiệu ứng với châm cứu.

Các công trình nghiên cứu mới đã phát hiện thêm nhiều khả năng của placebo. Trái ngược với từ lâu nay thường dấu không cho bệnh nhân biết là được tiêm placebo, còn bây giờ giải thích cho bệnh nhân biết là sẽ tiêm placebo, sẽ có hiệu quả và thực sự điều đó diễn ra rất tốt. Một phát hiện khác mới đây cho thấy hiệu quả của placebo vượt ra ngoài lĩnh vực chống đau như đối với bệnh trầm cảm, bệnh thần kinh, kinh giật, hen suyễn… Danh sách các bệnh lý không ngừng kéo dài thêm một khi mà não bộ tự thích nghi bằng cách phóng thích ra các phân tử thiết yếu: từ dopamin trong bệnh Parkinson đến chất dãn phế quản trong hen suyễn và cả trong phẫu thuật.

Tăng cường hiệu ứng của placebo để giảm đi lượng thuốc điều trị hay mổ xẻ thì đó là công việc của các bác sĩ. Việc này cần đến yếu tố môi trường, đặc biệt là mối tương quan giữa thầy thuốc - bệnh nhân cũng như việc chăm sóc não bộ. Một kỹ thuật đang được quan tâm là sử dụng kích thích từ trường xuyên qua sọ não để kích thích các neuron thông qua các sóng từ trường không gây đau.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Vitamin, dùng sao cho đúng?

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Vitamin là các thành phần dinh dưỡng không được cơ thể tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ và cần được cung cấp từ các loại thực phẩm hàng ngày.

sile

Tenecteplase: Thuốc chữa đột quỵ giá rẻ

21/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Ra đời sau alteplase, nhưng tenecteplase lại được Viện Quốc gia về sức khỏe và chăm sóc toàn diện (NICE) của Anh quan tâm vì hiệu quả tương đương nhưng giá lại rẻ hơn.

sile

Ðiều trị dự phòng giang mai bằng liệu pháp Doxy-PEP

18/04/2024 03:29:00 GMT+0700

Những năm qua số bệnh nhân bị giang mai đến khám Nam khoa có xu hướng tăng, chủ yếu là nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới).

sile

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

25/01/2024 00:35:00 GMT+0700

Khi xem truyền hình, có lúc người xem bắt gặp quảng cáo của hai sản phẩm có tác dụng trị liệu tương tự nhau nhưng một là thuốc dược liệu và sản phẩm kia là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Một vài loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo trên mạng như là thần dược. Vậy thuốc dược liệu, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì, chất lượng và việc đăng ký lưu hành của hai loại sản phẩm này có gì khác nhau.

sile

Thuốc gây ngưng tim đột ngột ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

07/01/2024 05:50:00 GMT+0700

Một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống loạn thần làm tăng nguy cơ ngưng tim đột ngột ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường týp 2 không có tiền sử bệnh tim mạch…

sile

Polypharmacy là gì?

23/12/2023 13:44:00 GMT+0700

Polypharmacy nếu dịch sang tiếng Việt sẽ là “Dùng quá nhiều thuốc”. Đó là tình trạng mà theo nhiều người là mỗi ngày người bệnh dùng hơn 5 loại thuốc khác nhau hay hơn, với nhiều khả năng dùng không thích hợp.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}