Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: lợi gì?

DS Huỳnh Trà Kiệu

Mới đây, Bộ Tài chính và Bộ Y tế đã đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào nhóm mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế này chắc chắn sẽ làm cho giá các mặt hàng đồ uống có đường như nước ngọt, nước tăng lực, kể cả các loại nước trái cây đóng gói công nghiệp (có pha hơn 5g đường/100ml) tăng lên, khiến người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng và mức tiêu thụ chung sẽ giảm sút.

Không riêng gì Việt Nam, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay đã có hơn 100 nước và vùng lãnh thổ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường và việc này đã mang lại một số tác dụng. Thực tế tại Thái Lan cho thấy, 2 năm sau khi thực hiện đánh thuế đồ uống có đường, lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày giảm 2,8%; trong đó, tiêu thụ đồ uống có ga giảm nhiều nhất, với mức tiêu thụ trung bình hàng ngày giảm 17,7%. Như vậy, tổng tiền thuế thu được từ các loại đồ uống có đường cũng sẽ giảm.

Vậy thì áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường liệu có mang lại lợi ích gì và cho ai?

Thật ra, mục tiêu của việc tăng thuế trên đồ uống có đường là để giảm lượng đồ uống này trong công chúng, nhằm giảm bớt những tác hại mà đồ uống có đường có thể gây ra trên sức khỏe của người tiêu dùng. Những tác hại này đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc chứng minh. Chẳng hạn như đồ uống có đường làm tăng nguy cơ các bệnh chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ, chưa kể đến các hệ lụy khác như gia tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gan mật, xương khớp, sâu răng,... 

Đồ uống có đường, nguyên nhân chính gây béo phì và đái tháo đường

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do hệ lụy của thay đổi lối sống, trong đó có tăng tiêu thụ thức ăn nhanh và đồ uống có đường, hiện tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba kể từ năm 1975. Số trẻ em và thanh thiếu niên béo phì tăng hơn 10 lần từ 11 triệu năm 1975 lên 124 triệu năm 2016, trong đó có khoảng 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi.  

Đồ uống có đường trên thị trường hiện nay rất đa dạng: từ nước giải khát đóng chai, lon, hộp giấy, hộp nhựa hoặc đồ uống pha chế thủ công, nước trái cây, trà sữa, nước lắc (shaking),… đến nước uống thể thao có pha đường, nước tăng lực… Nhiều loại trong đó có tới 9 hoặc 10 muỗng cà phê đường trong 1 chai hoặc lon.

Những người thường xuyên uống đồ uống có đường, từ 1 – 2 chai hoặc lon mỗi ngày hoặc nhiều hơn, có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 cao hơn 26% so với những người hiếm khi uống đồ uống như vậy. Ngoài bệnh đái tháo đường, béo phì là yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh về tim, ung thư và các bệnh khác. 

Đồ uống có đường còn có hại cho răng, chúng nuôi vi khuẩn trong miệng, tạo ra acid phá hủy men răng. Bản chất hầu hết đồ uống có đường (bao gồm cả nước trái cây) đều có tính acid, khiến tác hại cho răng càng quan trọng hơn.

Hướng dẫn của WHO khuyến cáo: Để ngăn ngừa béo phì và sâu răng, người lớn và trẻ em cần giảm tiêu thụ đường tự do xuống dưới 10% lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày (tương đương khoảng 12 muỗng cà phê đường cho người lớn). Các hướng dẫn đề nghị tiếp tục giảm hơn nữa lượng đường tiêu thụ xuống dưới 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày (khoảng 6 muỗng cà phê đường ăn cho người lớn) để có thêm lợi ích cho sức khỏe. 

Nếu bạn muốn tốt cho sức khỏe, hãy tìm những đồ uống có ghi “Không thêm đường” (No Sugar added hoặc No added Sugar) trên nhãn hoặc có ghi: ít hơn 5g đường trên 100ml.

Về chi phí

Từ năm 2011 đến 2030, dự kiến tổn thất tổng sản phẩm quốc nội trên toàn thế giới do bệnh đái tháo đường, bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp, lên tới 1,7 nghìn tỷ USD (900 tỷ USD ở các nước có thu nhập cao và 800 tỷ USD ở các nước có thu nhập thấp). 

Bên cạnh những lợi ích to lớn về sức khỏe mà việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường nhắm đến, doanh thu do các khoản thuế này tạo ra còn có thể được dùng để chi cho những nỗ lực cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe của người dân nói chung, cũng như cho các hoạt động khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh hơn, tăng cường hoạt động thể chất hoặc xây dựng năng lực quản lý thuế hiệu quả, từ đó làm tăng thêm giá trị của biện pháp này.

Người tiêu dùng có thu nhập thấp và thanh thiếu niên nhận được lợi ích sức khỏe lớn nhất từ thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

20/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

sile

Vitamin, dùng sao cho đúng?

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Vitamin là các thành phần dinh dưỡng không được cơ thể tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ và cần được cung cấp từ các loại thực phẩm hàng ngày.

sile

Những điều cần biết về vaccine sốt xuất huyết

04/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tháng 5 năm nay Bộ Y tế cấp phép lưu hành vaccine sốt xuất huyết đầu tiên tại Việt Nam và tháng 9 qua, hệ thống tiêm chủng VNVC đã triển khai tiêm vaccine này cho người dân.

sile

Trắc nghiệm: Stress ảnh hưởng trái tim bạn như thế nào?

07/10/2024 00:00:00 GMT+0700

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta chịu nhiều áp lực và căng thẳng, thường gọi là stress. Y học nhận thấy stress ngắn hạn thường không gây hại gì cho sức khỏe. Nhưng nếu sống lâu dài với tình trạng này, cơ thể bạn - đặc biệt là tim mạch - có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trắc nghiệm sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.

sile

Chào mừng Ngày Dược sĩ thế giới 25-9-2024

24/09/2024 00:00:00 GMT+0700

Ngày 25-9 hàng năm là Ngày Dược sĩ thế giới (World Pharmacists Day) nhằm tôn vinh đóng góp của những người làm việc trong lĩnh vực này trong công cuộc phòng chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe con người ở khắp nơi trên thế giới.

sile

“Chuyện yêu” và nhồi máu cơ tim ở nam giới

23/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Trong quan niệm của nhiều người, hoạt động tình dục có thể tiềm ẩn nguy cơ gây nhồi máu cơ tim và đặc biệt không tốt đối với người sau biến cố nhồi máu cơ tim. Suy nghĩ này có đúng không?

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}