Cơ sở y tế cần rà soát quy trình mua và cung ứng thuốc

Thuốc & Sức khỏe

Ngày 22/4, Sở Y tế TP.HCM ra văn bản khẩn gửi các cơ sở khám chữa bệnh, kinh doanh dược và phòng y tế quận huyện TP Thủ Đức yêu cầu rà soát quy trình mua và cung ứng thuốc.

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa thu giữ số lượng lớn thuốc tân dược giả. Ảnh: Công an tỉnh Thanh Hóa

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh, kinh doanh dược khẩn trương kiểm tra, đối chiếu danh mục thuốc với các thuốc giả đã được cơ quan chức năng phát hiện, đảm bảo không kinh doanh và sử dụng các sản phẩm giả theo thông báo của Cục Quản lý Dược.

Rà soát lại quy trình mua thuốc và cung ứng thuốc trong thời gian qua, đảm bảo thuốc cung ứng đã được cấp giấy phép lưu hành và cung ứng bởi các cơ sở kinh doanh dược hợp pháp, có hóa đơn, chứng từ đầy đủ.

Trường hợp phát hiện thuốc có dấu hiệu bất thường chưa được cấp phép lưu hành, lập tức niêm phong, không tiếp tục sử dụng thuốc và báo cáo cơ quan chức năng để kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn cần tăng cường hoạt động dược lâm sàng trong tư vấn, giám sát kê đơn, giám sát phản ứng có hại của thuốc và quản lý tương tác thuốc theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Tăng cường quản lý hoạt động thông tin thuốc, quảng cáo thuốc tại đơn vị, chỉ cho phép giới thiệu thuốc và phát hành những tài liệu thông tin thuốc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép lưu hành hoặc xác nhận.

Đồng thời yêu cầu cơ sở bán lẻ thuốc phải tuân thủ quy định về bán thuốc kê đơn, khi bán phải có đơn thuốc và lưu đơn thuốc.

Ngày 21/4, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản khẩn yêu cầu các đơn vị trong địa bàn tăng cường công tác phòng chống thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý việc sản xuất, buôn bán và sử dụng thuốc giả, đồng thời đảm bảo hiệu quả điều trị và an toàn cho sức khỏe người dân.

Trước đó, ngày 20/4, Bộ Y tế đã công bố 21 loại thuốc giả liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả ở tỉnh Thanh Hóa. Đáng chú ý, trong số này có 4 loại làm giả gồm: Tetracyclin, Clorocid, Pharcoter và Neo-Codion và 16 loại sản phẩm không có tên trong danh mục các loại thuốc được Bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Nguồn: Sở Y tế TP.HCM

 

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Bộ Y tế đề nghị thu hồi 12 loại sữa giả

3 ngày trước

Ngày 23/4, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đề nghị các địa phương kiểm tra, thu hồi 12 loại sữa bột là hàng giả trên thị trường.

sile

Cơ sở y tế cần rà soát quy trình mua và cung ứng thuốc

4 ngày trước

Ngày 22/4, Sở Y tế TP.HCM ra văn bản khẩn gửi các cơ sở khám chữa bệnh, kinh doanh dược và phòng y tế quận huyện TP Thủ Đức yêu cầu rà soát quy trình mua và cung ứng thuốc.

sile

Bộ Y tế hướng dẫn nhận biết thuốc giả

5 ngày trước

Ngày 21/4, Bộ Y tế ra văn bản hướng dẫn người dân phân biệt thuốc giả, đặc biệt cảnh báo hình thức mua thuốc qua mạng.

sile

Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM chạm mốc 50 ca ghép gan

5 ngày trước

Ngày 18/4, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho biết đã thực hiện ca ghép gan đầu tiên từ người hiến chết não cho bệnh nhi, qua đó chạm mốc 50 ca ghép gan mà bệnh viện này thực hiện từ trước đến nay.

sile

Bộ Y tế công bố 21 loại thuốc giả

6 ngày trước

Bộ Y tế vừa công bố 21 loại thuốc giả liên quan đến đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược ở tỉnh Thanh Hóa.

sile

7 bệnh viện hỗ trợ cho BVĐK khu vực Thủ Đức

11/04/2025 14:40:00 GMT+0700

Bảy bệnh viện lớn tại trung tâm TP.HCM cùng đồng hành và hỗ trợ Bệnh viện đa khoa (BVĐK) khu vực Thủ Đức đến năm 2030, nhằm phát triển nơi đây thành bệnh viện đa khoa hạng 1 với quy mô hiện đại và chuyên sâu.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}