Y học cổ truyền

04/09/2023 GMT+0700

Cây An xoa

DSCK2 Nguyễn Thọ Biên

 

Cây An xoa phân bố ở Nam Trung Quốc và nhiều nước Nam Á như Ấn Độ, Lào, Thái Lan, Myanmar, Campuchia, Malaysia, Indonesia, Philippines. Cây mọc phổ biến trong rừng thưa, ven rừng, bãi hoang, đồi cỏ, ở độ cao từ thấp lên đến 1.500m. Ở nước ta cây thường gặp ở các tỉnh từ Bắc vào Nam như Lai Châu, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Bình, Lâm Đồng, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh… An xoa là loại cây bụi cao từ 1 – 3m, nhánh hình trụ, có lông. Lá hình xoan, mũi nhọn, mép có răng cưa không đều, mặt dưới màu trắng, cả hai mặt lá có lông. Hoa nhỏ màu tím. Quả nang, hình trụ, có lông dài trông như con sâu róm. Ra hoa kết quả gần như quanh năm.

Bộ phận dùng: Thân, cành lá, rễ. Thu hoạch quanh năm, nhưng nên thu hoạch vào khoảng tháng 5 – 11 vì lúc này cây phát triển mạnh và có nhiều hoạt chất.

Sau khi thu hoạch đem về phân loại phần lá và thân rễ, thái nhỏ rồi đem phơi hoặc sấy khô. Trước khi dùng người ta thường sao vàng, hạ thổ. Trong cây có các alcaloid, flavonoid, enzym và các nguyên tố vi lượng.

Theo y học cổ truyền: Cây An xoa vị cay, mùi thơm, quy kinh Can; được dùng để chữa các bệnh như ung nhọt, giảm đau, giải độc, kiết lỵ, cảm cúm, đậu sởi, sốt rét, đái rắt và đặc biệt các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, ung thư gan.

Theo y học hiện đại:

– Khả năng kháng khuẩn và hoạt tính chống oxy hóa: nghiên cứu thí nghiệm các chất chiết xuất thô, kết quả cho thấy cả 3 chiết xuất dạng bột từ lá và thân đều có hàm lượng tổng phenolic, flavonoid và saponin cao.

– Hoạt động gây độc tế bào ung thư: Đánh giá về hiệu quả gây độc đối với các dòng tế bào ung thư trên người, các hợp chất được phân tách từ cây An xoa (trong đó có cây An xoa tại Việt Nam) đã được thử nghiệm tiến hành bởi nhóm các nhà khoa học kết quả cho thấy hiệu quả gây độc đối với 8 dòng tế bào ung thư ở người là ung thư bạch hầu, ruột kết (Viện Khoa học dược phẩm, Đại học Graz, Áo và Bộ môn Dược học Cổ truyền, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam); ung thư cổ tử cung Hela, gan HepG2, phổi SK-LU-1, dạ dày AGS, da SK-MEL-2 (Khoa hóa, Đại học sư phạm Hà Nội); và ung thư tụy (Trường Khoa học Môi trường và Đời sống, Đại học Newcastle, Úc và Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang). Những kết quả nghiên cứu trên đây tuy mới chỉ thực hiện trên tế bào nhưng cũng chứng tỏ rằng kinh nghiệm dân gian sử dụng cây An xoa làm thuốc của nhân dân ta là có cơ sở.

– Bảo vệ chức năng gan: Chiết xuất từ methanol và ethanol của phần trên mặt đất của cây An xoa thí nghiệm trên quá trình xơ gan hóa gan do carbon tetraclorua (CCl4) ở chuột cho thấy tất cả các lá gan của chuột bị tổn thương xơ gan nhẹ hơn (Công trình nghiên cứu là sự hợp tác của Trường Đại học Quân y Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, Viện Công nghệ sinh học, Khoa Kỹ thuật Dược, Đại học Quốc gia Chung Nam…).

– Tác dụng chống viêm, giảm đau: Thí nghiệm trên chuột nhắt trắng với liều 24g/kg/ngày (liều tương đương lâm sàng) và 72g/kg/ngày (liều gấp 3 liều lâm sàng) bằng phương pháp giảm đau trên máy đo ngưỡng đau và trên mô hình mâm nóng có tác dụng giảm đau. Dùng liều 72g/kg ngày, uống trong 5 ngày liên tục có tác dụng chống viêm cấp ở chuột nhắt trắng trên mô hình gây phù chân chuột, thể hiện rõ ở các thời điểm sau gây viêm 2 và 4 giờ.

Công dụng

Từ lâu trong nhân dân ở một số nước châu Á và ở nước ta đã dùng cây An xoa để chữa các bệnh như mụn nhọt, lở ngứa, kiết lỵ, tiêu chảy, đậu sởi, cảm cúm, tiểu rắt, sốt rét, viêm đại tràng, chống béo phì và chữa các bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, ung thư gan. Liều dùng uống hàng ngày người lớn 100g, trẻ em 50g An xoa, dưới dạng thuốc sắc.

An xoa hầu như không độc nhưng có khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ có thai và đang cho con bú; không dùng cho trẻ em dưới 3 tuổi và những người bị dị ứng với cây này; không dùng chung với các thuốc tân dược, nếu sử dụng thì cần uống cách nhau ít nhất là 30 phút.

Một số bài thuốc

– Hỗ trợ điều trị xơ gan: An xoa (sao vàng hạ thổ) 30g, cây Cà gai leo 30g, Bán chi liên 20g; cho vào 1,5 lít nước, sắc còn lại một nửa (0,75 lít); chia làm 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn khoảng 20 phút.

– Hỗ trợ điều trị ung thư gan: An xoa (sao vàng hạ thổ) 50g, cây Xạ đen 50g; cho vào 1,5 lít nước, sắc còn lại 0,75 lít; chia làm 3 lần uống trong ngày sau bữa ăn khoảng 20 phút.

– Hỗ trợ điều trị viêm gan B: An xoa (sao vàng hạ thổ) 30g, cây Cà gai leo 30g, rễ Mật nhân: 10g; cho vào 1,5 lít nước, sắc còn lại 0,75 lít; chia làm 3 lần uống trong ngày.

– Hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng: An xoa (sao vàng hạ thổ) 100g; cho vào 1,5 lít nước, sắc còn lại 0,75 lít; chia làm 3 lần uống trong ngày.

Trong chi Helicteres thuộc họ Trôm ngoài cây An xoa (Tổ kén cái) đã kể trên, ở nước ta còn có các cây cũng gọi Tổ kén như cây Tổ kén hoa trắng Helicteres viscida Blume; Tổ kén không lông Helicteres glabriuscula Wall.; Tổ kén lá mác Helicteres lanceolata DC.; Tổ kén tròn Helicteres isora L. cũng chữa được một số bệnh, cần lưu ý để tránh nhầm lẫn.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

20/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

22/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Cây Tía tô

07/01/2024 05:57:00 GMT+0700

Tía tô còn gọi Tử tô, Hom tô (tiếng Thái), Phằn cưa (tiếng Tày), Cân phân (tiếng Dao), Perilla, Melissa (tiếng Anh), Shiso (tiếng Nhật), Zisu (tiếng Trung Quốc), Khao poon (tiếng Lào), Deulkkae (tiếng Hàn quốc); tên khoa học Perilla frutescens (L.) Britton, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.

sile

Gừng vàng

23/12/2023 13:01:00 GMT+0700

Gừng là cây thảo sống lâu năm cao 40 – 80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le thành 2 dãy, lá hình mác thuôn đầu nhọn, thắt lại ở gốc, dài 15 – 20cm, rộng 2cm, không cuống. Cụm hoa dài 5cm mọc từ gốc trên một cán dài 20cm do nhiều vảy lợp hình thành, vảy dưới ngắn càng lên trên càng dài rộng hơn; lá bắc hình trái soan, màu lục nhạt, mép viền vàng,...

sile

Rau má

11/11/2023 13:54:00 GMT+0700

Rau má còn có tên Liên tiền thảo, Tích tuyết thảo. Tên nước ngoài: Centelle, Bévilacque (Pháp), Indian pennywort (Anh). Tên khoa học Centella asiatica (L.) Urban, họ Hoa tán (Apiaceae). Cần phân biệt với một số cây khác trùng tên như (cùng họ) Rau má rừng, Rau má mơ còn gọi là Rau má họ hoặc Rau má ngọ; (khác họ) Rau má lá rau muống (họ Cúc), Rau má núi (họ Cà phê), Rau má nước (họ Lá giấp), Rau má lông (họ Bạc hà).

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}