Y học cổ truyền

31/08/2023 GMT+0700

Cẩm chướng thơm

DSCKII Nguyễn Thọ Biên

Cẩm chướng thơm còn gọi Cẩm chướng, Cẩm nhung, Hương nhung hoa, Hồng đinh hương; tên khoa học Dianthus caryophyllus L., thuộc họ Cẩm chướng Caryophyllaceae.

Cây Cẩm chướng thơm có nguồn gốc ở khu vực Địa Trung Hải thuộc các nước Croatia, Hy Lạp, Ý, Tây Ban Nha; hiện được trồng ở nhiều nước trên thế giới. Hoa Cẩm chướng có nhiều màu sắc đa dạng phong phú, nhiều chủng loại, màu sắc và mùi hương hấp dẫn. Với những ưu điểm trên Cẩm chướng đã trở thành một trong 4 loại hoa cắt cành phổ biến trên thế giới, chiếm 17% sản lượng hoa cắt cành. Những nước trồng nhiều như Italia, Hà Lan, Ba Lan, Colombia, Israel, Trung Quốc… Cẩm chướng thơm thuộc loại cây thảo, mọc thành bụi nhỏ, hơi bò dài và thẳng đứng ở ngọn, có đốt ngắn, hơi xù xì. Lá dày, dài hẹp, nhẵn, đầu nhọn, gốc thành bẹ không cuống. Hoa đơn độc hay chỉ có một vài hoa thành xim ngắn, gốc có tổng bao gồm 4 lá bắc. Hoa lớn có nhiều màu khác nhau, từ trắng, hồng, đến tím có mùi thơm. Hoa lưỡng tính, cây có khả năng sinh sản. Quả nang hình trụ có 4 mảnh vỏ; hạt dẹt, nhỏ. Cây trồng chủ yếu bằng hạt hoặc nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Cây Cẩm chướng thơm thích hợp ở vùng đất cát nhẹ, mùn, đất thoát nước tốt, có ánh nắng mặt trời đầy đủ.

Bộ phận dùng: Toàn cây, hoa, tinh dầu.

Theo y học cổ truyền: Cẩm chướng vị đắng, tính hàn có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi niệu, thông lâm, thông kinh thường dùng điều trị sốt, kinh nguyệt không đều, bế kinh, thủy thũng.

Theo y học hiện đại: Qua các tài liệu đã nghiên cứu Cẩm chướng thơm có các tác dụng:

– Lợi tiểu: nước sắc của cây có tác dụng lợi tiểu đối với thỏ và chó thí nghiệm.

– Hiệu quả tim mạch: ức chế trên tim bị cô lập ở những con ếch và thỏ thí nghiệm, làm hạ huyết áp ở chó bị gây mê được cho là nguyên nhân gây ra “trầm cảm” của tim mạch.

– Hiệu quả đường ruột: nước sắc của cây làm gia tăng nhu động ruột của chó thí nghiệm.

– Hiệu quả tử cung: chiết xuất ethanol của cây kích thích rõ rệt tử cung của thỏ và cơ tử cung chuột khi bị gây mê.

– Hoạt động chống ung thư: một flavonoid được phân lập từ cây có đặc tính ức chế dòng tế bào ung thư ruột kết ở người gây ra bởi sự biểu hiện của thụ thể oestrogenes b (ER-b).

– Đặc tính chống siêu vi khuẩn: hoạt chất chiết xuất từ hạt thể hiện hoạt động chống siêu vi khuẩn HIV, herpes simplex virus 1 (HSV-1), siêu vi khuẩn gây viêm da hepatite A-27. Nhựa của cây ngăn chặn sự phát triển của Tobacco Mopsaic virus (TMV) trên cây thuốc lá.

– Hoạt động kháng khuẩn: chiết xuất trong nước và methanol của cây cho thấy đối kháng với Helicobacter pylori, Bordetella bronchiseptica, Staphylococcus epidermidis, Klebsiella pneumonie. Hai hợp chất chiết từ những chồi sấy khô của cây chống lại Escherichia coli, Proteus mirabilis.

Cây Cẩm chướng đã được đề cập trong y học cổ truyền của Trung Quốc từ 2.000 năm trước. Ở Trung Quốc, Cẩm chướng toàn cây làm thuốc bổ đắng, kích thích hệ thống tiêu hóa, đường tiểu, ruột, làm thuốc diệt giun sán, chống viêm, kháng khuẩn, lợi tiểu, sạn đường tiểu, hạ sốt, làm đổ mồ hôi, táo bón, kinh nguyệt không đều; trà của hoa uống để giúp cho cơ thể và tinh thần thư giãn và phục hồi năng lượng cơ thể.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Phát hiện cây thuốc quý Lệ Dương ở phía Nam

20/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Tại nước ta, cây Lệ dương đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Cây thường thấy ở các tỉnh Tây Bắc và mới đây đã được phát hiện ở phía Nam.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Làm đẹp da bằng quả dâu tằm

22/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Là trái cây dân gian phổ biến, quả dâu tằm được gọi là “siêu thực phẩm” (super food) vì mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, trong đó có việc làm đẹp da phụ nữ.

sile

Cây Tía tô

07/01/2024 05:57:00 GMT+0700

Tía tô còn gọi Tử tô, Hom tô (tiếng Thái), Phằn cưa (tiếng Tày), Cân phân (tiếng Dao), Perilla, Melissa (tiếng Anh), Shiso (tiếng Nhật), Zisu (tiếng Trung Quốc), Khao poon (tiếng Lào), Deulkkae (tiếng Hàn quốc); tên khoa học Perilla frutescens (L.) Britton, thuộc họ Hoa môi Lamiaceae.

sile

Gừng vàng

23/12/2023 13:01:00 GMT+0700

Gừng là cây thảo sống lâu năm cao 40 – 80cm. Thân rễ nạc, mọc bò ngang, phân nhiều nhánh. Lá mọc so le thành 2 dãy, lá hình mác thuôn đầu nhọn, thắt lại ở gốc, dài 15 – 20cm, rộng 2cm, không cuống. Cụm hoa dài 5cm mọc từ gốc trên một cán dài 20cm do nhiều vảy lợp hình thành, vảy dưới ngắn càng lên trên càng dài rộng hơn; lá bắc hình trái soan, màu lục nhạt, mép viền vàng,...

sile

Rau má

11/11/2023 13:54:00 GMT+0700

Rau má còn có tên Liên tiền thảo, Tích tuyết thảo. Tên nước ngoài: Centelle, Bévilacque (Pháp), Indian pennywort (Anh). Tên khoa học Centella asiatica (L.) Urban, họ Hoa tán (Apiaceae). Cần phân biệt với một số cây khác trùng tên như (cùng họ) Rau má rừng, Rau má mơ còn gọi là Rau má họ hoặc Rau má ngọ; (khác họ) Rau má lá rau muống (họ Cúc), Rau má núi (họ Cà phê), Rau má nước (họ Lá giấp), Rau má lông (họ Bạc hà).

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}