Dùng thuốc đúng - Tân dược

20/08/2023 GMT+0700

Berberin: hoạt chất từ thiên nhiên nhiều tác dụng

DS. Huỳnh Văn Nhiệm

Những dược liệu này từ lâu đã được dùng trong y học cổ truyền để trị một số bệnh về đường tiêu hóa như tiêu chảy, kiết lỵ, gan mật, hoặc viêm nhiễm… Từ những dược liệu trên, y học hiện đại đã trích xuất một số hoạt chất, trong đó có berberin, một alkaloid thuộc nhóm isoquinolin, có màu vàng nhạt. Các nghiên cứu thực nghiệm trên súc vật cũng như trên người cũng đã xác minh hoạt chất berberin có nhiều tác dụng dược lý rất đáng chú ý như kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm, kháng viêm, chống tiêu chảy, giảm các bệnh đường tiêu hóa, lợi mật, bảo vệ gan, chống đái tháo đường, hạ huyết áp, giảm cân, chống ung thư….

Tác dụng kháng sinh, kháng nấm, kháng viêm

Berberin có thể dùng để trị các bệnh nhiễm trùng trên các vi khuẩn Vibrio cholerae (gây bệnh thổ tả), vi khuẩn Shigella shigae và ký sinh trùng amib (thường gây bệnh kiết lỵ), Staphylococcus aureus thường gây nhiễm trùng da (viêm da, lở loét, mụn nhọt…), cũng như trên các loại nấm gây bệnh đường ruột, bệnh phụ khoa,...

Giảm các vấn đề về tiêu hóa

Khả năng chống viêm và kháng khuẩn gây bệnh của berberin có thể giúp hỗ trợ hệ vi sinh đường ruột của những người mắc các bệnh về đường tiêu hóa và sự phát triển quá mức của vi khuẩn gây bệnh trong hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng và các bệnh viêm ruột khác.

Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, có nhóm chứng, người bệnh bị tiêu chảy do hội chứng ruột kích thích sử dụng 400mg berberin một ngày trong 8 tuần, giúp giảm tần suất tiêu chảy và giảm đau bụng.

Berberin hấp thu rất chậm và lưu lại trong ruột khá lâu, nên thuận tiện cho việc điều trị các chứng viêm ruột gây đau bụng, tiêu chảy, kiết lỵ,… do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hay ký sinh trùng đường ruột.

Một số thuốc bào chế từ berberin hiện có trên thị trường trong nước có tên thương mại như Berberin, Berberine, Berberal,… chủ yếu được chỉ định cho các trường hợp này.

Tác dụng hạ đường huyết

Berberin có thể làm giảm nhẹ lượng đường trong máu và có hiệu quả tương tự như thuốc metformin trong điều trị đái tháo đường.

Tác dụng hạ cholesterol

Uống berberin, một mình hoặc với các thành phần khác, có thể giúp giảm cholesterol toàn phần, giảm cholesterol lipoprotein mật độ thấp (LDL hoặc “xấu”) và mức chất béo trung tính ở những người có cholesterol cao.

Theo kết quả một nghiên cứu quy mô nhỏ, sử dụng 500mg berberin x 3 lần/ngày trong 12 tuần cho thấy hiệu quả giảm cholesterol trong máu. Các nhà chuyên môn cho rằng: Với những người không dung nạp statin, loại thuốc phổ biến nhất để điều trị tăng cholesterol, thì berberin có thể là một lựa chọn thay thế an toàn hơn.

Ngoài ra, berberin còn làm tăng tiết mật, tăng tiết bilirubin, nên có tác dụng bảo vệ gan.

Tác dụng giảm cân

Những người thừa cân béo phì có thể sử dụng berberin phối hợp với một chế độ ăn uống và luyện tập hợp lý để cải thiện cân nặng.

Trong một nghiên cứu trên 37 người nam và nữ mắc hội chứng chuyển hóa, có biểu hiện béo phì được sử dụng 300mg berberin x 3 lần/ngày, trong vòng 3 tháng. Kết thúc nghiên cứu, chỉ số BMI của những người này giảm từ ngưỡng béo phì xuống ngưỡng thừa cân, vòng eo của họ cũng giảm được khoảng 5cm.

Tác dụng giảm huyết áp

Berberin có tác dụng hỗ trợ trong điều trị cao huyết áp: uống 0,9g berberin hàng ngày cùng với thuốc hạ huyết áp amlodipin làm giảm huyết áp tốt hơn so với dùng amlodipin đơn độc ở những người bị huyết áp cao.

Tác dụng trên một số dạng ung thư

Bổ sung berberin có thể giúp làm giảm polyp đại trực tràng.

Theo một nghiên cứu trên 900 người Trung Quốc từ 18 – 75 tuổi đã từng bị phẫu thuật nội soi polyp năm 2020: những người có sử dụng berberin ít xuất hiện polyp tái phát (36%) so với những người sử dụng giả dược (47%). (Polyp đại trực tràng là những tổn thương có hình dạng giống như khối u, có thể có cuống hoặc không cuống, tạo thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc đại trực tràng). Trong một số trường hợp, các polyp có thể chuyển thành ác tính và có khả năng tiến triển thành ung thư đại trực tràng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng: berberin có thể là một lựa chọn an toàn và có giá thành thấp để dự phòng tình trạng ung thư đại trực tràng.

Các tác dụng khác

Thoa gel berberin trên da có thể làm giảm đau, mẩn đỏ, rỉ dịch và giảm kích thước của vết loét da.

Ngoài ra, trong y học cổ truyền, các dược liệu chứa berberin còn được sử dụng cho một số mục đích khác, nhưng không có các nghiên cứu xác minh đáng tin cậy để kiểm chứng kết quả.

Liều dùng

Berberin thường được người lớn sử dụng qua đường uống, với liều 0,4 – 1,5g mỗi ngày. Berberin cũng đã được sử dụng trong thuốc nhỏ mắt và các chế phẩm dùng ngoài da hoặc vệ sinh phụ nữ.

Phản ứng phụ

Berberin tỏ ra an toàn khi dùng cho đa số người lớn. Dùng theo đường uống, các tác dụng phụ của berberin đôi khi có thể gặp như: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và đau bụng.

Khi thoa lên da: Berberin có thể an toàn khi sử dụng trong thời gian ngắn.

Lưu ý khi sử dụng

Không được dùng berberin qua đường uống trong một số trường  hợp sau đây:

● Không dùng berberin cho trẻ sơ sinh: Trẻ tiếp tiếp xúc sớm với berberin có thể bị chứng Kernicterus, một loại tổn thương não do tăng bilirubin trong máu.

● Không dùng berberin cho phụ nữ mang thai: Berberin có thể đi qua nhau thai và có khả năng gây hại cho thai nhi.

● Cũng không dùng berberin cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú. Berberin có thể truyền sang trẻ sơ sinh qua sữa mẹ và có thể gây hại cho trẻ.

Tương tác thuốc

Thận trọng khi kết hợp berberin với:

– Các thuốc được chuyển hóa ở gan: Berberin có thể thay đổi tốc độ gan phân hủy nhiều loại thuốc. Ðiều này có thể thay đổi tác dụng và tác dụng phụ của các loại thuốc này.

Thuốc làm chậm quá trình đông máu (thuốc chống đông máu/thuốc chống kết tập tiểu cầu): Dùng berberin cùng với các loại thuốc làm chậm quá trình đông máu có thể làm tăng nguy cơ bị chảy máu.

– Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường: Berberin có thể làm giảm lượng đường trong máu.

Khi uống berberin cùng với thuốc trị đái tháo đường, người bệnh cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu vì sự kết hợp này có thể khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp.

Berberin cũng làm tăng lượng metformin trong cơ thể. Ðiều này có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của nó. Tương tác này dường như xảy ra khi dùng berberin khoảng 2 giờ trước metformin.

– Thuốc điều trị cao huyết áp (thuốc hạ huyết áp): Berberin có thể hạ huyết áp. Uống berberin cùng với thuốc hạ huyết áp có thể khiến huyết áp xuống quá thấp.

– Thuốc an thần (thuốc ức chế thần kinh trung ương): Dùng berberin cùng với thuốc an thần có thể gây buồn ngủ quá mức hoặc khó thở.

– Cyclosporin: Không được kết hợp berberin với thuốc ức chế miễn dịch. Cyclosporin thường được dùng trong các trường hợp ngăn cản sự đào thải cơ quan được cấy ghép vào cơ thể người bệnh. Berberin làm giảm tốc độ cơ thể phân hủy cyclosporin; do đó, có thể làm tăng tác dụng và tác dụng phụ của cyclosporin.

Liều lượng

Berberin thường được người lớn sử dụng với liều uống 0,4 1,5g mỗi ngày. Do độc tính thấp, nên có thể dùng berberin kéo dài trong 6 tháng (có tài liệu ghi đến 2 năm).

Dùng ngoài: Berberin cũng được sử dụng khá an toàn trong thuốc nhỏ mắt, gel hoặc thuốc bôi da, cũng như dùng trong vệ sinh phụ nữ.

Một số dược liệu chứa berberin dùng trong y học cổ truyền dưới dạng thuốc sắc với liều lượng khác nhau, theo hướng dẫn của thầy thuốc.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Vitamin, dùng sao cho đúng?

18/11/2024 00:00:00 GMT+0700

Vitamin là các thành phần dinh dưỡng không được cơ thể tổng hợp hoặc tổng hợp không đầy đủ và cần được cung cấp từ các loại thực phẩm hàng ngày.

sile

Tenecteplase: Thuốc chữa đột quỵ giá rẻ

21/08/2024 00:00:00 GMT+0700

Ra đời sau alteplase, nhưng tenecteplase lại được Viện Quốc gia về sức khỏe và chăm sóc toàn diện (NICE) của Anh quan tâm vì hiệu quả tương đương nhưng giá lại rẻ hơn.

sile

Ðiều trị dự phòng giang mai bằng liệu pháp Doxy-PEP

18/04/2024 03:29:00 GMT+0700

Những năm qua số bệnh nhân bị giang mai đến khám Nam khoa có xu hướng tăng, chủ yếu là nhóm MSM (nam quan hệ tình dục đồng giới).

sile

Hiểu đúng về chất lượng thuốc dược liệu và thực phẩm chức năng

25/01/2024 00:35:00 GMT+0700

Khi xem truyền hình, có lúc người xem bắt gặp quảng cáo của hai sản phẩm có tác dụng trị liệu tương tự nhau nhưng một là thuốc dược liệu và sản phẩm kia là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Một vài loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe được quảng cáo trên mạng như là thần dược. Vậy thuốc dược liệu, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là gì, chất lượng và việc đăng ký lưu hành của hai loại sản phẩm này có gì khác nhau.

sile

Thuốc gây ngưng tim đột ngột ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2

07/01/2024 05:50:00 GMT+0700

Một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống loạn thần làm tăng nguy cơ ngưng tim đột ngột ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường týp 2 không có tiền sử bệnh tim mạch…

sile

Polypharmacy là gì?

23/12/2023 13:44:00 GMT+0700

Polypharmacy nếu dịch sang tiếng Việt sẽ là “Dùng quá nhiều thuốc”. Đó là tình trạng mà theo nhiều người là mỗi ngày người bệnh dùng hơn 5 loại thuốc khác nhau hay hơn, với nhiều khả năng dùng không thích hợp.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}