Những ngày cuối tháng 4/1975 qua ghi chép của một bác sĩ (phần 2)

GS.TS.BS Trần Tịnh Hiền

Những ngày cuối tháng 4/1975, bác sĩ Trần Tịnh Hiền khi ấy là một bác sĩ nội trú của Bệnh viện Chợ Quán (nay là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM). Có mặt tại chỗ làm trong giờ phút lịch sử của đất nước, ông đã có những ghi chép của riêng mình. Tạp chí Thuốc & Sức Khỏe xin trích đăng một phần ghi chép này.

Bệnh viện Chợ Quán thành lập năm 1861. Năm 1974 bệnh viện có tên Trung tâm Y tế Hàn - Việt vì được chính quyền Hàn quốc xây dựng. Sau năm 1975, bệnh viện có tên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM. Ảnh: TL

Ngày 1/5/1975

Qua “nhiệm sở” Bệnh viện Chợ Quán, các nội trú và Ban giảng huấn Khu Nội khoa gần như nguyên vẹn khiến tôi thấy yên tâm. Khoảng 3-4 giờ chiều, một chiếc xe tải nhỏ chở một toán “bộ đội” đỗ ngay sân cờ bệnh viện. Họ tiến vào, nhìn chúng tôi, gật đầu chào và mời thuốc lá Điện Biên. T.L., N.V.G và tôi đánh bạo nhận và hút. T.L rút bao Marlboro mời lại, nhưng  họ từ chối.

Lịch sử sang trang mới

Trở lại làm việc ở Bệnh viện Chợ Quán, trước đó có tên là Trung tâm Y tế  Hàn Việt (do Nam Hàn xây tặng từ 1974), các nội trú chia trại (khoa) và theo các anh trong Ban Giảng huấn của Nội khoa gồm cô Huỳnh Ngọc Xuân, anh Hà (Tim mạch); anh Mỹ, anh Hiếu (Tiêu hóa); anh Tâm, anh Đạt (Nội Thần kinh); thầy Bảng, anh Lân (Nhiễm).

Tôi chọn đi ICU (hồi sức tích cực) vì có nhiều bệnh nặng và sau mỗi ba tháng thì xoay tua. Nhưng do các bạn nội trú khác muốn đi trại thường, nên tôi mãi ở ICU trong nhiều năm. Công việc của chúng tôi diễn ra bình thường thì một ngày có sự cố về quy chế nội trú, từ nay chúng tôi không có chế độ nội trú bệnh viện được ăn ngày 3 bữa.

Nhưng mấy tuần sau, Ban Quân quản thông báo quy chế nội trú trở lại như cũ vì có một bác sĩ là giảng viên ở Bệnh viện Bạch Mai vào tham gia ban lãnh đạo bệnh viện có biết về chế độ nội trú. Đó là bác sĩ Nguyễn Duy Thanh, người có thân phụ là giám đốc bệnh viện Chợ Quán thời Pháp, sau đó dẫn hai con đi kháng chiến.

Bác sĩ Thanh cùng bố đi tập kết rồi học y khoa Hà Nội, sang du học Bulgaria, trở về làm ở Bệnh viện Bạch Mai rồi về Nam. Vài năm sau, ông là Giáo sư Chủ nhiệm bộ môn Nhiễm của Đại học Y Dược TP.HCM, kiêm Giám đốc bệnh viện Chợ Quán.

Năm 1976, một năm sau ngày đất nước thống nhất 

Năm 1992, Bộ trưởng y tế Nguyễn Trọng Nhân (người thắt cà vạt) cùng đoàn lãnh đạo bộ ghé thăm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Ảnh: TL

Sài Gòn có tên TP. Hồ Chí Minh, Đại học Y Khoa thành Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Quy chế nội trú không còn và chúng tôi được gọi là Sơ bộ Chuyên khoa Nhiễm.

Tình hình bệnh tật xấu đi, sốt rét ác tính nhiều vì dân đi xây dựng vùng kinh tế mới từ miền Đông như Sông Bé (Bình Dương, Bình Phước) Đồng Nai, Bà Rịa... mắc bệnh chạy về lại thành phố. Mỗi ngày có trung bình 2-3 ca sốt rét nặng phải vào ICU. Một vài bệnh cảnh lạ khác là phù phổi cấp do beri-beri (thiamine deficiency with cardiopathy).

Ngày nọ có một bệnh nhân nữ trẻ, tay chân mặt phù nhẹ, khó thở dữ dội, phổi đầy ran ướt. Như thường lệ chúng tôi sử dụng biện pháp nằm đầu cao, thở oxy, morphine tiêm bắp, furosemide (Lasix) tiêm mạch, digoxine tiêm tĩnh mạch, garrot luân phiên 3 chi... nhưng không thấy bệnh nhân cải thiện. Nghe tim, không phát hiện dấu hiệu bệnh van tim, lại thấy bệnh nhân phù nên nghi “Phù phổi do beri-beri”.

Bệnh nhân đáp ứng tốt với tiêm tĩnh mạch thiamine (vitamin B1). Từ đó về sau chúng tôi vẫn gặp nhiều trường hợp tương tự. Thuốc men lúc này thiếu nhiều. Kháng sinh tiêm chỉ có Penicilline, Streptomycine và Kanamycine. Lasix thì khi có khi không, Digoxin uống rất hiếm, chỉ có tiêm mạch.

 

Buổi chiều, sau giờ làm việc anh Năng hoặc anh Nho Đức loanh quanh chợ trời kiếm mua (từ tiền túi) rồi cho lại nội trú khác để sử dụng. Có khi kiếm được cả một chai digoxin lớn, chắc từ các Quân y viện lấy ra.

Sau hơn một năm các buổi trình bệnh buổi sáng được thiết lập lại. Tôi theo anh Hà, buổi sáng khám bệnh ở các khoa, chiều xuống phòng khám Tim mạch ngồi học với anh, thường là đọc ECG và ghi bút chì sau đó anh xem lại và ký tên.

Trong thời gian này có một dịch viêm phổi do phế cầu Streptococcus pneumoniae. Vấn đề là có nhiều ca biến chứng viêm màng tim có mủ. Anh Hà chỉ cho tôi nghe tiếng cọ màng tim, xem X quang bóng tim to bè ra, xem tĩnh mạch cổ, và nhất là chọc dò màng tim.

Hồi đó chưa có siêu âm hay CT, để tránh biến chứng dày màng tim và viêm màng tim co lại, anh chỉ cho tôi làm irrigation sau khi bẻ sụn xương ức rồi mở màng tim. Tuy là chuyên khoa Nhiễm nhưng tôi cũng học được nghề của anh và thực hiện khoảng 20 ca như vậy. Cuối năm đó, trong hội thảo khoa học được tổ chức lần đầu sau 1975, tôi báo cáo đề tài này.

Những ngày tháng miệt mài với bệnh nhân nặng chiếm gần hết thời gian. Sáng ra khám bệnh sớm để điều dưỡng làm sổ lĩnh thuốc và các thủ thuật theo y lệnh, trưa ăn cơm căn-tin, chiều xem lại bệnh nhân, mãi đến tối mới về nghỉ. Mỗi ngày tôi ở tại ICU gần 12 tiếng.

Theo: TSK số 694

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Bộ Y tế thu hồi 9 loại mỹ phẩm

4 ngày trước

Ngày 8/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 9 loại mỹ phẩm do Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ Linh Anh (Thanh Ba, Phú Thọ) sản xuất và kinh doanh.

sile

Hơn 44% người Việt trưởng thành có cholesterol máu cao

3 ngày trước

44,1 % người Việt từ 18 – 69 tuổi có mức cholesterol trong máu cao và đây là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề sức khỏe như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

sile

Cảnh báo nhiễm độc từ thói quen sử dụng hộp xốp

01/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Thói quen sử dụng hộp xốp tưởng chừng vô hại lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

sile

Phát hiện chất cấm trong hai thực phẩm bảo vệ sức khỏe

01/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Chất cấm Sibutramine làm tổn thương nghiêm trọng thần kinh và tim mạch vừa bị phát hiện có trong hai thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen.

sile

VS.TS Nguyễn Duy Cương được dựng tượng thầy thuốc tiêu biểu

30/04/2025 00:00:00 GMT+0700

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 4/4 CLB Truyền thống Ban Dân y miền Nam đã tổ chức khánh thành tượng 8 thầy thuốc tiêu biểu và 1 tượng Bác Hồ. Trong các tượng thầy thuốc tiêu biểu có VS.TS Nguyễn Duy Cương - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế và là người sáng lập tạp chí Thuốc & Sức Khỏe.

sile

Những ngày cuối tháng 4/1975 qua ghi chép của một bác sĩ (phần 2)

01/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Những ngày cuối tháng 4/1975, bác sĩ Trần Tịnh Hiền khi ấy là một bác sĩ nội trú của Bệnh viện Chợ Quán (nay là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM). Có mặt tại chỗ làm trong giờ phút lịch sử của đất nước, ông đã có những ghi chép của riêng mình. Tạp chí Thuốc & Sức Khỏe xin trích đăng một phần ghi chép này.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}