Nghiện theo dõi tin tức tiêu cực có thể gây hại?

Duy Trung

Bạn nên hiểu rằng: tất cả những tin xấu đó có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn và hơn thế nữa, có thể gây hại cho tâm trí và sức khỏe của bạn, nói chung.

Nghiên cứu cho thấy: doomscrolling có thể khiến tâm trí bạn phải chạy đua và dẫn đến kiệt sức. Nó cũng có thể khiến bạn cảm thấy hoài nghi, lo âu hoặc đau khổ. Và những cảm giác đó có thể làm mất giấc ngủ, ăn mất ngon, mất động lực… hoặc không còn muốn làm những việc mà bạn thường thích. Một chuyên gia cho biết nếu bạn có các tình trạng sức khỏe tâm thần như lo lắng và trầm cảm, thì việc doomscrolling cũng có thể dẫn đến các cơn hoảng loạn.

Dưới đây là một cái nhìn sâu hơn về thói quen phổ biến này và cách để dập tắt nó từ trong trứng nước.

Ai có nhiều khả năng doomscrolling hơn?

Bất cứ ai cũng có thể dành quá nhiều thời gian để chìm đắm trong những tin tức tiêu cực trên internet và mạng xã hội. Nhưng một nghiên cứu cho thấy rằng: Nam giới có xu hướng doomscrolling cao hơn một chút so với phụ nữ. Những người trẻ tuổi có nhiều khả năng làm điều đó hơn những người lớn tuổi. Những người có khuynh hướng thích chính trị thì có nhiều khả năng bị nghiện doomcrolling hơn.

Điều gì khiến chúng ta muốn doomscroling?

Nhiều người trong chúng ta cố gắng cập nhật các sự kiện hiện tại có liên quan hoặc ảnh hưởng đến chúng ta, chẳng hạn như đại dịch COVID-19, các thảm họa liên quan đến thời tiết, các vụ xả súng hàng loạt và xung đột phe nhóm… Nhưng thường xuyên đến mức lạm dụng nó có thể tạo ra các vấn đề đáng ngại.

Một nghiên cứu cho thấy việc xem tin tức trở thành một vấn đề khi bạn bị cuốn hút vào nội dung, bạn xem đi xem lại nội dung đó và điều đó ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn theo một cách nào đó.

Một số điều có thể dẫn đến doomscrolling

Bạn cảm thấy khó chịu về điều gì đó trong tin tức, vì vậy bạn tìm kiếm những thông tin xác nhận cảm giác của mình. Bạn có thể mạo hiểm bỏ qua hoặc loại bỏ các thông tin liên quan không hỗ trợ cảm xúc của bạn. Thay vì tìm kiếm những tin tức tích cực hoặc lạc quan, bạn sẽ bị cuốn vào một biển những câu chuyện tiêu cực. Bạn cố gắng cập nhật tin tức nhiều đến mức tâm trí bạn chuyển sang “chế độ lái tự động” và bạn bắt đầu cuộn các trang web theo thói quen.

Mỗi khi bạn cảm thấy buồn, bạn có thể dành nhiều thời gian lên mạng hơn bình thường để cố gắng cải thiện tâm trạng của mình.

Một chuyên gia cho biết: Chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), một chứng bệnh tâm thần, cũng có thể khiến mọi người dễ rơi vào trạng thái tâm lý nguy hiểm. Nếu bạn mắc phải tình trạng sức khỏe tâm thần này, tâm trí của bạn có thể tập trung vào một chủ đề nhất định và bạn có thể muốn lướt nhanh qua mạng để cố gắng giảm bớt lo lắng, nhưng thực tế bạn lại dễ bị đắm sâu vào các chủ đề tiêu cực trong đó.

Các phương pháp điều trị do các bác sĩ chuyên khoa về tâm lý hướng dẫn, như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), có thể giúp bạn phá vỡ vòng luẩn quẩn này.

Làm thế nào bạn có thể cắt giảm doomscrolling?

Bạn có thể thực hiện các bước như sau:

● Hạn chế sử dụng mạng xã hội và đọc tin tức vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày. Bạn có thể đặt chuông nhắc để cho bạn biết nên ngưng lại đúng lúc.

● Hãy suy nghĩ về việc giới hạn số lượng nguồn trực tuyến bạn đọc mỗi khi bạn truy cập vào các trang web.

● Đặt các ứng dụng để hạn chế mạng xã hội gửi cho bạn ít tin tức và thông báo hơn.

● Cân nhắc hủy theo dõi những trang khiến bạn quá căng thẳng.

● Lần tới khi bạn nhận ra mình đã đăng nhập trực tuyến mà không cần suy nghĩ, hãy ghi nhớ điều đó. Không cần phải dằn vặt bản thân vì điều đó, mà chỉ cần lưu ý rút kinh nghiệm. Theo thời gian, nó có thể trở thành một thói quen giúp bạn giảm bớt việc truy cập vào các mạng thường có nội dung tiêu cực.

● Nếu bạn bắt gặp mình đang cuộn trang tiêu cực, hãy dành một chút thời gian để xem bạn cảm thấy thế nào. Nếu bạn đang cảm thấy buồn, căng thẳng hoặc kích động, đó là gợi ý cho bạn ngắt kết nối và chuyển sang chế độ ngoại tuyến.

●  Nếu một số bài viết khiến bạn lo lắng về kết quả tồi tệ nhất có thể xảy ra của một sự kiện hiện tại, hãy tự hỏi bản thân xem liệu có kết quả nào khác có thể xảy ra thực tế hơn và ít tai hại hơn không.

● Cố gắng tập trung lại vào những gì đang thực sự xảy ra ngay bây giờ trong hiện tại.

● Tắt nguồn thiết bị của bạn ít nhất 2 giờ trước khi đi ngủ.

● Hãy nghĩ đến việc để điện thoại hoặc máy tính bảng của bạn ra khỏi phòng ngủ. Làm những việc cụ thể trong thế giới thực như viết nhật ký, làm việc nhà, dành thời gian cho gia đình và bạn bè, tập thể dục,… sẽ giúp bạn giảm bớt thói quen doomscrolling.

● Nếu bạn vẫn chưa thể hạn chế doomscrolling và nghĩ rằng mình có thể mắc chứng lo âu hoặc trầm cảm, nên sớm liên hệ với bác sĩ hoặc chuyên gia sức khỏe tâm thần. Việc điều trị và hỗ trợ tâm lý có thể giúp bạn cảm thấy tốt hơn.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Bộ Y tế thu hồi 9 loại mỹ phẩm

3 ngày trước

Ngày 8/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc 9 loại mỹ phẩm do Công ty TNHH Thương mại Tổng hợp và Dịch vụ Linh Anh (Thanh Ba, Phú Thọ) sản xuất và kinh doanh.

sile

Hơn 44% người Việt trưởng thành có cholesterol máu cao

2 ngày trước

44,1 % người Việt từ 18 – 69 tuổi có mức cholesterol trong máu cao và đây là nguyên nhân chính gây ra các vấn đề sức khỏe như xơ vữa động mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

sile

Cảnh báo nhiễm độc từ thói quen sử dụng hộp xốp

01/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Thói quen sử dụng hộp xốp tưởng chừng vô hại lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm độc ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

sile

Phát hiện chất cấm trong hai thực phẩm bảo vệ sức khỏe

01/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Chất cấm Sibutramine làm tổn thương nghiêm trọng thần kinh và tim mạch vừa bị phát hiện có trong hai thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen.

sile

VS.TS Nguyễn Duy Cương được dựng tượng thầy thuốc tiêu biểu

30/04/2025 00:00:00 GMT+0700

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 4/4 CLB Truyền thống Ban Dân y miền Nam đã tổ chức khánh thành tượng 8 thầy thuốc tiêu biểu và 1 tượng Bác Hồ. Trong các tượng thầy thuốc tiêu biểu có VS.TS Nguyễn Duy Cương - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế và là người sáng lập tạp chí Thuốc & Sức Khỏe.

sile

Những ngày cuối tháng 4/1975 qua ghi chép của một bác sĩ (phần 2)

01/05/2025 00:00:00 GMT+0700

Những ngày cuối tháng 4/1975, bác sĩ Trần Tịnh Hiền khi ấy là một bác sĩ nội trú của Bệnh viện Chợ Quán (nay là Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM). Có mặt tại chỗ làm trong giờ phút lịch sử của đất nước, ông đã có những ghi chép của riêng mình. Tạp chí Thuốc & Sức Khỏe xin trích đăng một phần ghi chép này.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}