Quả Cọ dầu cho 2 loại dầu:
– Dầu cùi màu hồng, đặc ở nhiệt độ thường, lỏng ở nhiệt độ trên 40oC. Dầu cùi tinh chế dùng để ăn, có nhiều caroten.
– Dầu nhân màu trắng, đặc ở nhiệt độ dưới 25oC. Dầu nhân có công dụng như dầu dừa, được dùng rộng rãi trong công nghệ thực phẩm.
Dầu cọ tiện lợi cho công nghiệp do thời gian bảo quản kéo dài và nâng cao cấu trúc thực phẩm. Dầu cọ được thấy càng ngày càng nhiều ở các nhãn bao bì bánh và thức ăn công nghiệp. Dầu cọ có giá thành thấp, vì vậy, các nhà sản xuất dùng dầu cọ thay thế dầu hydro hóa.
Dầu cọ giàu acid béo trans, không tốt cho sức khỏe con người vì nó làm tăng cholesterol trong máu và tăng nguy cơ tim mạch.
Dầu cọ có nguồn thực vật và là dầu tự nhiên. Vậy, có nên thay thế dầu hydro hóa bằng dầu cọ không?
Michel Chardigny, nhà dinh dưỡng của Viện nghiên cứu Nông học Pháp (Inra) trả lời: “Không”. Dầu cọ không đem lợi ích dinh dưỡng. Dầu cọ chứa nhiều acid béo bão hòa như acid palmitic (60%). Acid béo này tạo nguy cơ xuất hiện các mảng mỡ ở mặt trong các mạch máu và gia tăng sự suy thoái thành trong của mạch máu. Acid palmitic cùng với acid lauric và acid myristic là nhóm 3 chất béo bão hòa được nhìn nhận là không tốt cho sức khỏe con người.
Theo Irene Margaritis, chủ nhiệm đơn vị dinh dưỡng tại Anses (Cơ quan Vệ sinh An toàn Thực phẩm, Môi trường và Lao động), “sử dụng dầu cọ tạo nguy cơ mắc bệnh tim mạch”. Vậy mà lúc này, con người dùng quá nhiều acid béo bão hòa. Nhưng hiện nay, các tổ chức y tế không thể biết được các chi tiết về thành phần các sản phẩm, thực phẩm có dầu cọ. Đối với dinh dưỡng, chất lượng của thức ăn tùy thuộc vào số lượng dầu dùng trong chế biến. Thực phẩm công nghiệp (bánh khô các loại) được sử dụng rộng rãi, cần biết lượng dầu cọ trong thức ăn mới đánh giá được giá trị dinh dưỡng thức ăn, xác định nguy cơ, nhất là đối với trẻ em.
Dầu cọ được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thực phẩm giá thấp và đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế cho một nhóm người. Dầu cọ chiếm 1/3 số lượng dầu thực vật sản xuất trên thế giới. Theo Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), lượng dầu cọ sản xuất ở Indonesia tăng 400%.
Ý kiến của bạn
{% item.name %}
{% item.comment %}