Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường: lợi gì?

DS Huỳnh Trà Kiệu

Mới đây, Bộ Tài chính và Bộ Y tế đã đề xuất bổ sung đồ uống có đường vào nhóm mặt hàng phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Thuế này chắc chắn sẽ làm cho giá các mặt hàng đồ uống có đường như nước ngọt, nước tăng lực, kể cả các loại nước trái cây đóng gói công nghiệp (có pha hơn 5g đường/100ml) tăng lên, khiến người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng và mức tiêu thụ chung sẽ giảm sút.

Không riêng gì Việt Nam, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện nay đã có hơn 100 nước và vùng lãnh thổ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường và việc này đã mang lại một số tác dụng. Thực tế tại Thái Lan cho thấy, 2 năm sau khi thực hiện đánh thuế đồ uống có đường, lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày giảm 2,8%; trong đó, tiêu thụ đồ uống có ga giảm nhiều nhất, với mức tiêu thụ trung bình hàng ngày giảm 17,7%. Như vậy, tổng tiền thuế thu được từ các loại đồ uống có đường cũng sẽ giảm.

Vậy thì áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường liệu có mang lại lợi ích gì và cho ai?

Thật ra, mục tiêu của việc tăng thuế trên đồ uống có đường là để giảm lượng đồ uống này trong công chúng, nhằm giảm bớt những tác hại mà đồ uống có đường có thể gây ra trên sức khỏe của người tiêu dùng. Những tác hại này đã được nhiều công trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc chứng minh. Chẳng hạn như đồ uống có đường làm tăng nguy cơ các bệnh chuyển hóa như béo phì, đái tháo đường cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ, chưa kể đến các hệ lụy khác như gia tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, gan mật, xương khớp, sâu răng,... 

Đồ uống có đường, nguyên nhân chính gây béo phì và đái tháo đường

Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), do hệ lụy của thay đổi lối sống, trong đó có tăng tiêu thụ thức ăn nhanh và đồ uống có đường, hiện tỷ lệ béo phì trên toàn thế giới đã tăng gần gấp ba kể từ năm 1975. Số trẻ em và thanh thiếu niên béo phì tăng hơn 10 lần từ 11 triệu năm 1975 lên 124 triệu năm 2016, trong đó có khoảng 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi.  

Đồ uống có đường trên thị trường hiện nay rất đa dạng: từ nước giải khát đóng chai, lon, hộp giấy, hộp nhựa hoặc đồ uống pha chế thủ công, nước trái cây, trà sữa, nước lắc (shaking),… đến nước uống thể thao có pha đường, nước tăng lực… Nhiều loại trong đó có tới 9 hoặc 10 muỗng cà phê đường trong 1 chai hoặc lon.

Những người thường xuyên uống đồ uống có đường, từ 1 – 2 chai hoặc lon mỗi ngày hoặc nhiều hơn, có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 cao hơn 26% so với những người hiếm khi uống đồ uống như vậy. Ngoài bệnh đái tháo đường, béo phì là yếu tố nguy cơ chính gây ra các bệnh về tim, ung thư và các bệnh khác. 

Đồ uống có đường còn có hại cho răng, chúng nuôi vi khuẩn trong miệng, tạo ra acid phá hủy men răng. Bản chất hầu hết đồ uống có đường (bao gồm cả nước trái cây) đều có tính acid, khiến tác hại cho răng càng quan trọng hơn.

Hướng dẫn của WHO khuyến cáo: Để ngăn ngừa béo phì và sâu răng, người lớn và trẻ em cần giảm tiêu thụ đường tự do xuống dưới 10% lượng năng lượng tiêu thụ hàng ngày (tương đương khoảng 12 muỗng cà phê đường cho người lớn). Các hướng dẫn đề nghị tiếp tục giảm hơn nữa lượng đường tiêu thụ xuống dưới 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng ngày (khoảng 6 muỗng cà phê đường ăn cho người lớn) để có thêm lợi ích cho sức khỏe. 

Nếu bạn muốn tốt cho sức khỏe, hãy tìm những đồ uống có ghi “Không thêm đường” (No Sugar added hoặc No added Sugar) trên nhãn hoặc có ghi: ít hơn 5g đường trên 100ml.

Về chi phí

Từ năm 2011 đến 2030, dự kiến tổn thất tổng sản phẩm quốc nội trên toàn thế giới do bệnh đái tháo đường, bao gồm cả chi phí trực tiếp và gián tiếp, lên tới 1,7 nghìn tỷ USD (900 tỷ USD ở các nước có thu nhập cao và 800 tỷ USD ở các nước có thu nhập thấp). 

Bên cạnh những lợi ích to lớn về sức khỏe mà việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường nhắm đến, doanh thu do các khoản thuế này tạo ra còn có thể được dùng để chi cho những nỗ lực cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe của người dân nói chung, cũng như cho các hoạt động khuyến khích chế độ ăn uống lành mạnh hơn, tăng cường hoạt động thể chất hoặc xây dựng năng lực quản lý thuế hiệu quả, từ đó làm tăng thêm giá trị của biện pháp này.

Người tiêu dùng có thu nhập thấp và thanh thiếu niên nhận được lợi ích sức khỏe lớn nhất từ thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.

[Banner Mid] Hồng Phát


Ý kiến của bạn

{% item.name %}

{% item.comment %}

Đọc thêm

sile

Bệnh viện phải thực hiện kê đơn thuốc điện tử trước 1/10

5 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện công lập và tư nhân trên cả nước khẩn trương thực hiện kê đơn thuốc điện tử trước 1/10 sau thời gian dài chậm trễ.

sile

Tai biến kem trộn xử lý phức tạp và tốn kém

02/07/2025 00:00:00 GMT+0700

Bất chấp nhiều cảnh báo từ giới chuyên môn, tai biến da do kem trộn vẫn liên tục diễn ra và để lại nhiều hậu quả phức tạp, xử lý tốn kém.

sile

Đánh thuế nặng: Giải pháp đúng đắn để kiểm soát dịch thuốc lá

04/07/2025 00:00:00 GMT+0700

Việc Quốc hội nước ta quyết định tăng thuế thuốc lá, thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại kỳ họp Quốc hội tháng 6 qua, đã cho thấy cam kết mạnh mẽ của Việt Nam trong công cuộc phòng chống tác hại thuốc lá.

sile

Thuốc ngừa HIV đầu tiên trên thế giới

19/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngày 18/6, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê duyệt lenacapavir, thuốc ngừa HIV đầu tiên trên thế giới.

sile

Trung tâm TP.HCM có điểm khám, chữa bệnh hiện đại

18/06/2025 00:00:00 GMT+0700

Ngày 18/6, Bệnh viện Nhân dân Gia Định TP.HCM mở phòng khám vệ tinh, phòng khám chuyên gia tại Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế hiện đại ngay trung tâm thành phố.

sile

Tránh tiếp xúc với PFAS như thế nào?

14/06/2025 00:00:00 GMT+0700

PFAS ngày càng được nói nhiều vì hiện diện âm thầm khắp nơi và gây hại sức khỏe con người bằng nhiều cách khác nhau. Vì thế y học khuyến cáo mọi người tránh xa độc chất này. Sau đây là 5 giải pháp phòng tránh PFAS trong tầm tay.

sile

{% item.title %}

{% item.time_ago %}

{% item.short_description %}